Viêm màng bồ đào mắt: Chi tiết về một số thuốc điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến thứ 4 tại Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu nói chung, viêm màng bồ đào mắt đòi hỏi phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ một số thông tin có thể hữu ích với bạn về bệnh lý này, bao gồm dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, biến chứng và thuốc điều trị. Đừng bỏ lỡ, bạn nhé!

Menu xem nhanh:

1. Viêm màng bồ đào mắt là bệnh lý gì?

Từ sau ra trước của nhãn cầu, màng bồ đào bao gồm ba bộ phận là hắc mạc, thể mi và mống mắt. Theo đó, viêm màng bồ đào là bệnh lý nhãn khoa được xác định khi một trong ba hoặc cả ba bộ phận này của màng bồ đào nhiễm trùng. Phân loại theo vị trí tổn thương, chúng ta có:

Viêm màng bồ đào trước: Viêm màng bồ đào trước là viêm màng bồ đào tại mống mắt và thể mi. Đây là loại viêm màng bồ đào phổ biến nhất, chiếm ¾ các trường hợp viêm màng bồ đào. Viêm màng bồ đào dạng này dễ tái phát.

– Viêm màng bồ đào giữa (hay viêm màng bồ đào trung gian): Viêm màng bồ đào giữa là viêm màng bồ đào phát sinh phía sau thể mi (vùng pars plana).

– Viêm màng bồ đào sau: Viêm màng bồ đào sau là viêm màng bồ đào phát sinh tại hắc mạc.
Ngoài ba loại trên, còn một loại viêm màng bồ đào nữa, phát sinh trên cả ba bộ phận, gọi là viêm màng bồ đào toàn bộ. Tuy nhiên, viêm màng bồ đào toàn bộ ít xuất hiện.

Từ sau ra trước của nhãn cầu, màng bồ đào bao gồm ba bộ phận là màng mạch, thể mi và mống mắt. Theo đó, viêm màng bồ đào mắt là bệnh lý nhãn khoa được xác định khi một trong ba hoặc cả ba bộ phận này của màng bồ đào nhiễm trùng.

Viêm màng bồ đào được xác định khi một trong ba hoặc cả ba bộ phận của màng bồ đào nhiễm trùng.

2. Đâu là nguyên nhân gây viêm màng bồ đào mắt?

Bệnh lý nhãn khoa viêm màng bồ đào thường là biến chứng của các bệnh tự miễn như viêm cột sống dính khớp, Crohn, đa xơ cứng, vẩy nến, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ… Ngoài ra, bệnh lý nhãn khoa này cũng có thể phát sinh do vi khuẩn, virus, hóa chất hoặc chấn thương cơ học vùng mặt, mắt…

Nguyên nhân viêm màng bồ đào trước bao gồm:
– Vô căn hoặc sau phẫu thuật (nguyên nhân phổ biến nhất)
– Chấn thương
– Các bệnh viêm khớp liên quan đến cột sống
– Viêm khớp tự phát ở thiếu niên
– Nhiễm trùng Herpes virus (vi rút herpes simplex [HSV], Varicella Zoster Virus [VZV], và vi rút Cytomegalovirus [CMV].
– Viêm thận mô kẽ ống thận và viêm màng bồ đào – Tubulointerstitial nephritis and uveitis (TINU)

Nguyên nhân viêm màng bồ đào trung gian bao gồm:
– Vô căn (phổ biến nhất)
– Đa xơ cứng
– Sarcoidosis
– Bệnh lao (Tuberculosis TB)
– Bệnh giang mai
– Bệnh Lyme (ở các vùng lưu hành)

Nguyên nhân viêm màng bồ đào sau (viêm hắc mạc) bao gồm
– Vô căn (phổ biến nhất)
– Toxoplasmosis
– Viêm phổi ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch
– HSV/VZV
– Sarcoidosis
– Bệnh giang mai
– Bệnh lao (Tuberculosis TB)

Nguyên nhân viêm màng bồ đào toàn bộ bao gồm
– Vô căn (phổ biến nhất)
– Sarcoidosis
– Bệnh lao (Tuberculosis TB)
– Hội chứng Vogt – Koynagi – Harada (VKH)
– Bệnh giang mai

Không thường xuyên, các thuốc có tác dụng toàn thân gây ra viêm màng bồ đào (thường là vùng trước). Ví dụ: sulfonamid, bisphosphonat (thuốc ức chế hủy xương), rifabutin, cidofovir, thuốc chống yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (kháng VEGF) và các thuốc hóa trị liệu, bao gồm thuốc ức chế điểm kiểm soát và thuốc ức chế BRAF/MEK protein kinase.

3. Nhận biết viêm màng bồ đào mắt như thế nào?

Vì là biến chứng của các bệnh tự miễn, viêm màng bồ đào thường là một bệnh lý cấp tính, tức các triệu chứng của bệnh lý này hầu hết là xuất hiện đột ngột.

Theo đó, các triệu chứng của viêm màng bồ đào bao gồm:

– Đau nhức mắt: Đau nhức mắt là triệu chứng phổ biến nhất. Đau nhức có thể âm ỉ hoặc dữ dội; đau có xu hướng tăng khi người bệnh tập trung quan sát một điểm nào đó.

– Mắt đỏ: Đây là kết quả của tình trạng sung huyết các mạch máu do viêm.

– Thị lực suy giảm: Người bệnh nhìn mờ, như sương mù bao phủ.

– Nhạy cảm với ánh sáng

– Thấy ruồi bay trước mắt: Người bệnh thấy các chấm đen trôi lập lờ.

– Mất thị lực ngoại vi

– Biến dạng đồng tử hoặc đồng tử mất khả năng phản ứng với ánh sáng.

– Triệu chứng toàn thân: Sốt, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi…

Vì là biến chứng của các bệnh tự miễn, viêm màng bồ đào thường là một bệnh lý cấp tính, tức các triệu chứng của bệnh lý này hầu hết là xuất hiện đột ngột.

Sốt có thể là một triệu chứng của viêm màng bồ đào.

4. Viêm màng bồ đào mắt nguy hiểm không?

Được phát hiện sớm, người bệnh có thể điều trị viêm màng bồ đào hiệu quả bằng các thuốc thích hợp. Không được điều trị tích cực, viêm màng bồ đào có thể để lại nhiều di chứng, như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm hoặc sưng võng mạc, sẹo võng mạc ở các điểm, tổn thương dây thần kinh thị giác… Có thể thấy, di chứng nào của viêm màng bồ đào cũng nguy hiểm, cũng có thể khiến người bệnh mất thị lực vĩnh viễn.

5. Điều trị viêm màng bồ đào mắt ra sao?

5.1. Thuốc điều trị bệnh lý nhãn khoa viêm màng bồ đào mắt

Trước điều trị viêm màng bồ đào, xác định tình trạng viêm chỉ tồn tại ở mắt hay người bệnh có bất kỳ bệnh tự miễn nào hay không là vô cùng cần thiết. Nếu viêm màng bồ đào phát sinh do bệnh tự miễn mà người bệnh chỉ điều trị viêm màng bồ đào, không kiểm soát bệnh tự miễn, thì bệnh tự miễn sẽ tiếp tục gây viêm màng bồ đào.

Điều trị viêm màng bồ đào:
– Corticosteroid (thường dùng tại chỗ) và đôi khi là các thuốc ức chế miễn dịch khác
– Thuốc gây liệt cơ thể mi – giãn đồng tử
– Đôi khi dùng thuốc kháng khuẩn
– Đôi khi cần điều trị phẫu thuật

Thuốc điều trị viêm màng bồ đào bao gồm thuốc chống viêm corticosteroid, thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus, thuốc ức chế miễn dịch.

– Thuốc chống viêm corticosteroid: Thuốc chống viêm corticosteroid là thuốc điều trị chính trong giai đoạn cấp tính của viêm màng bồ đào hầu hết các trường hợp. Thuốc này thường là thuốc dạng nhỏ hoặc dạng bôi. Liều dùng phụ thuộc mức độ viêm của màng bồ đào.

– Thuốc chống viêm không steroid: Viêm màng bồ đào mãn tính điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid.

– Thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus: Nếu có nhiễm trùng, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus để điều trị viêm màng bồ đào.

– Thuốc ức chế miễn dịch: Trường hợp viêm màng bồ đào phát sinh do bệnh tự miễn hoặc viêm màng bồ đào không đáp ứng thuốc chống viêm corticosteroid cũng như không đáp ứng thuốc chống viêm không steroid, bác sĩ có thể chỉ định thuốc ức chế miễn dịch để kiểm soát tình trạng viêm. Thuốc ức chế miễn dịch có thể là dạng uống, dạng tiêm hoặc dạng truyền. Chúng có thể có tác dụng phụ, người bệnh khi sử dụng cần theo dõi chặt chẽ.

Trường hợp viêm màng bồ đào phát sinh do bệnh tự miễn hoặc viêm màng bồ đào không đáp ứng thuốc chống viêm corticosteroid cũng như không đáp ứng thuốc chống viêm không steroid, bác sĩ có thể chỉ định thuốc ức chế miễn dịch để kiểm soát tình trạng viêm.

Thuốc ức chế miễn dịch có thể là dạng uống, dạng tiêm hoặc dạng truyền.

5.2. Lưu ý khác trong điều trị viêm màng bồ đào mắt

Bệnh lý nhãn khoa viêm màng bồ đào có thể tái phát. Để dự phòng tình huống này, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định điều trị của bác sĩ và tái khám định kỳ, hoặc tái khám khi có triệu chứng bất thường.

Phía trên là thông tin cơ bản về viêm màng bồ đào mắt. Theo đó, viêm màng bồ đào là một bệnh lý nhãn khoa hiếm nhưng nguy hiểm, là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến thứ 4 tại Việt Nam và trên toàn cầu. Bệnh lý này thường phát sinh do bệnh tự miễn, vi khuẩn, virus, hóa chất, chấn thương cơ học vùng mặt, mắt. Viêm màng bồ đào thường biểu hiện bởi tình trạng mắt đau nhức, suy giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng, thấy ruồi bay… Khi thấy các triệu chứng đó, người bệnh nên thăm khám sớm để được bác sĩ chỉ định điều trị bằng các thuốc chống viêm corticosteroid, thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus, thuốc ức chế miễn dịch… Với những thông tin đó, hy vọng rằng, bạn có thể bảo vệ thị lực của bản thân và gia đình an toàn trước viêm màng bồ đào.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital