Viêm khớp cấp: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Viêm khớp cấp là căn bệnh về xương khớp phổ biến mà rất nhiều người hiện nay đang mắc phải. Tại giai đoạn sớm, bệnh chưa có những biểu hiện triệu chứng trầm trọng khiến chúng ta thường chủ quan và không điều trị kịp thời. Tuy nhiên,nếu để bệnh diễn ra trong thời gian dài, nó sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe vô cùng lo ngại.

1. Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh viêm khớp cấp

Viêm khớp cấp là tình trạng người bệnh bị đau sưng cấp tính ở phần khớp, xuất hiện một cách hết sức đột ngột. Bệnh thường xuất hiện ở vùng khuỷu tay, các ngón tay, chân và phần đầu gối. Đây cũng là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi nhưng cũng không loại trừ đối tượng mắc ở những độ tuổi khác, kể cả trẻ em.

Bên cạnh đó, bệnh có thể gây ra sự biến dạng khớp nếu người bệnh không phát hiện và chữa trị kịp thời.

1.1. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp cấp

Căn bệnh này có thể được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một vài nguyên nhân chính của bệnh có thể kể đến bao gồm:

– Người bệnh gặp chấn thương trong khi sinh hoạt, lao động và chơi thể thao khiến cho vùng quanh khớp bị nhiễm trùng, từ đó tấn công vào phần khớp tạo phản ứng viêm.

– Người bị động vật như chó, mèo hoặc chuột cắn dẫn tới tình trạng nhiễm trùng khớp. Nhiễm trùng do các loại chó mèo cắn thường phát triển trong khoảng 48h, trong khi đó vết thương do chuột cắn thì phát triển từ khoảng 2 – 10 ngày.

– Một vài ổ nhiễm trùng từ các cơ quan khác trong cơ thể đến sinh sôi trong dịch khớp và làm lây nhiễm ra các mô khớp, gây nên tình trạng sưng viêm.

– Một vài trường hợp bị mắc căn bệnh này có thể do yếu tố di truyền.

– Ngoài ra, căn bệnh này có thể khởi phát do bị rối loạn chức năng hệ miễn dịch, khi cơ thể mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống, hoặc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp cấp là bệnh gì

Căn bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân

1.2. Một số biểu hiện của căn bệnh viêm khớp cấp

Triệu chứng của căn bệnh này phù thuộc vào vị trí khớp và các loại viêm khớp. Những biểu hiện dưới đây có thể cảnh báo việc bạn đnag mắc bệnh:

– Đau ở vùng khớp: Bệnh nhân có thể bị đau khi đang vận động hoặc ngay cả khi không vận động. Các khớp thường sẽ phát ra những tiếng kêu lạo xạo, lục cục khi họ cử động, nhất là vào buổi sáng.

– Bị sưng và cứng khớp: Tình trạng các khớp bị sưng viêm, co cứng và hạn chế tầm vận động cũng là một biểu hiện thường gặp.

– Cảm thấy nóng, đỏ vùng khớp: Người bệnh sẽ thấy vùng da quanh khớp hoặc ổ khớp có thể bị đỏ kèm theo nóng rát.

– Một số triệu chứng đi kèm khác như: bị sốt, nổi phát ban, ngứa ngáy, khó thở, giảm cân…

3. Một số biến chứng của bệnh nếu không chữa trị kịp thời

Theo các chuyên gia, đây là một bệnh lý không quá nguy hiểm. Bệnh có thể hết sau vài tuần hoặc vài tháng người bệnh áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp, đúng cách.

Tuy nhiên, nếu bạn không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì căn bệnh này sẽ tiến triển nặng lên theo thời gian, dẫn tới tình trạng bị viêm khớp mạn tính và gây nên các biến chứng nguy hiểm tiềm tàng.

Một số biến chứng mà căn bệnh này có thể gây ra bao gồm:

– Xương và sụn khớp bị phá huỷ: Khớp khi bị viêm sẽ gây ảnh hưởng đến dây chằng, cơ, gân khiến cho phần xương khớp yếu dần. Bệnh có thể gây nên tình trạng viêm bao khớp, giảm chất lượng dịch khớp khiến cho sụn khớp thiếu đi dưỡng chất, bề mặt trở nên thô ráp và dễ bị bong tróc. Khi đó, phần xương dưới sụn cũng bị ảnh hưởng theo, phát triển không đồng đều, khiến cho hệ xương khớp bị suy yếu và cảm thấy đau nhức thường xuyên.

– Bị biến dạng vùng khớp: Khi bệnh tiến triển nặng hơn, cơ thể sẽ xuất hiện một vài u cục ở vùng khớp bị viêm. Khớp sẽ không giữ được hình dạng lúc ban đầu mà trở nên gồ ghề, bị lệch sang một bên gây ảnh hưởng tới khả năng vận động của khớp.

– Tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý khác: Viêm khớp cũng có thể làm cho người bệnh gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như hở van tim, thấp khớp cấp, xơ vữa động mạch và có thể là dẫn tới đột quỵ.

tifm hiểu về bệnh viêm khớp cấp

Nếu bạn không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì căn bệnh này sẽ tiến triển nặng lên theo thời gian

4. Phương pháp giúp chẩn đoán bệnh phổ biến

Trước khi tiến hành điều trị căn bệnh này, bệnh nhân sẽ được tiến hành kiểm tra thể chất cũng như thực hiện xét nghiệm vùng khớp để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác. Bác sĩ lúc này sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số phương pháp như sau:

– Chụp X-quang: Phương pháp này giúp xác định được tình trạng tổn thương của xương, sụn, thay đổi kích thích xương. Mặc dù kết quả chụp X-quang không thể xác định được tình trạng viêm khớp nhưng có thể giúp bác sĩ kiểm soát và theo dõi tiến triển của bệnh.

Chụp cắt lớp vi tính MSCT: Kỹ thuật này có thể giúp hiển thị được hình ảnh của xương và các mô mềm xung quanh để giúp bác sĩ kiểm tra các chấn thương.

Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là phương pháp có sự kết hợp giữa sóng vô tuyến từ trường mạnh để giúp tạo ra hình ảnh cắt ngăn ở các phần mô mềm sụn, gân…

– Siêu âm: Bác sĩ sẽ sử dụng sóng âm thanh tần số cao để có thể ghi lại các mô mềm và cấu trúc của xương khớp.

Sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây nên bệnh, loại viêm khớp người bệnh gặp phải, từ đó đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp.

Viêm khớp cấp có nguy hiểm không

Từ kết quả thu được sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn được phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân

Bạn tuyệt đối không được lơ là bỏ qua dấu hiệu của căn bệnh này. Bên cạnh đó, hãy chủ động tới các cơ sở có chuyên khoa cơ xương khớp uy tín để tiến hành thăm khám kịp thời, tránh để bệnh chuyển biến sang giai đoạn mạn tính.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital