Viêm kết mạc dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Bệnh lý viêm kết mạc thường gặp ở nhiều người hiện nay với các triệu chứng như sưng tẩy, đỏ, đau vùng kết mạc mắt. Bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất mà còn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi về tinh thần. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý viêm kết mạc dị ứng, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ngay trong bài viết sau đây.

1. Viêm kết mạc dị ứng là bệnh lý gì?

Tấm màng mỏng che phủ lên trên bề mặt củng mạc (tròng trắng bên ngoài) và bên trong mí mắt thường được gọi là kết mạc mắt. Phản ứng viêm khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng (dị nguyên) – các chất làm hệ miễn dịch phản ứng, giải phóng các chất gây ngứa, giãn mạch… gây ra tình trạng viêm kết mạc do dị ứng.

Tương tự như các bệnh dị ứng khác, bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch xác định một chất vô hại thành chất gây dị ứng làm cho hệ miễn dịch phản ứng quá mức, sản xuất các kháng thể được gọi globulin miễn dịch (IgE). Những kháng thể này di chuyển đến các tế bào và giải phóng hóa chất trung gian, gây ra phản ứng dị ứng.

Viêm kết mạc là tình trạng viêm khi tiếp xúc với các chất làm hệ thống miễn dịch của cơ thể tăng phản ứng, giải phóng các chất gây ngứa, giãn mạch...

Viêm kết mạc là tình trạng viêm khi tiếp xúc với các chất làm hệ thống miễn dịch của cơ thể tăng phản ứng, giải phóng các chất gây ngứa, giãn mạch…

Khi bị bệnh, mọi người thường có các biểu hiện bất thường ở vùng kết mạc, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh. Tình trạng này thường đi kèm với các triệu chứng khác ở các cơ quan trên cơ thể như mũi, tai…

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc do dị ứng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mắt phản ứng một cách mạnh mẽ đối với các dị nguyên và gây bệnh như:

– Phấn hoa gây viêm đỏ kết mạc là nguyên nhân hàng đầu thường gặp ở nhiều người.

– Khói bụi do môi trường sống không được vệ sinh sạch sẽ hoặc ô nhiễm môi trường.

– Bài tử nấm mốc trong môi trường sống ẩm mốc, không được vệ sinh thường xuyên.

– Lông chó mèo, động vật nuôi trong nhà cũng có thể gây nên tình trạng ngứa, đỏ kết mạc.

– Hương hóa học từ các chất tẩy rửa trong gia đình hoặc nước hoa.

– Ngoài ra, một số người cũng có thể bị bệnh do phản ứng với thuốc hoặc tác dụng phụ của thuốc gây ra.

Các nguyên nhân khác nhau có thể gây bệnh với các triệu chứng khác nhau ở mỗi người. Về cơ bản, môi trường sống xung quanh chúng ta có ảnh hưởng rất lớn tới việc gây ra các bệnh lý nhãn khoa. Việc nhận biết nguyên nhân, triệu chứng của bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh gây ra biến chứng.

3. Triệu chứng nhận biết bệnh viêm kết mạc

3.1. Viêm kết mạc dị ứng cấp tính

Bệnh viêm kết mạc do dị ứng cấp thường có các biểu hiện như:

– Mắt đỏ, cộm như có bụi ở trong mắt và có nhiều ghèn. Tình trạng đỏ thường xuất hiện ở một mắt, sau đó lan sang mắt còn lại.

– Gỉ mắt có màu vàng hoặc không màu, tùy vào nguyên nhân gây bệnh.

– Mí mắt sưng nề, đỏ tấy do cương tụ mạch máu mí mắt.

– Xuất huyết dưới kết mạc hoặc có giả mạc làm tổn thương giác mạc khiến mắt đau nhức, nhìn mờ, sợ ánh sáng…

– Toàn thân uể oải, mệt mỏi, có biểu hiện sốt nhẹ, viêm mũi họng, nổi hạch trước tai gây đau khi nuốt nước bọt.

Bệnh viêm kết mạc dị ứng cấp thường có các biểu hiện như mắt đổ, cộm, có nhiều ghèn...

Bệnh viêm kết mạc dị ứng cấp thường có các biểu hiện như mắt đổ, cộm, có nhiều ghèn…

3.2. Viêm kết mạc do dị ứng mãn tính

Khi mắc viêm kết mạc do dị ứng mãn tính, người bệnh thường gặp phải các tình trạng:

– Đỏ, sưng tấy ở một hoặc hai mắt trong thời gian dài.

– Có cảm giác cộm, ngứa, vướng víu ở mắt mãi không khỏi.

– Mủ, chất dịch có thể tạo thành lớp màng vào ban đêm, khiến người bệnh khó mở mắt sau khi thức dậy.

4. Điều trị viêm kết mạc do dị ứng đúng cách

Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh như loét giác mạc, giảm thị lực… Do vậy, bệnh lý này cần được điều trị tại các cơ sở y tế với bác sĩ có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh ở từng người rồi xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất. Điều trị viêm kết mạc có thể được kê một số loại thuốc như:

– Nếu viêm kết mạc kèm theo triệu chứng ở mũi và tai, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc histamin uống để kiểm soát triệu chứng bệnh. Tuy nhiên nếu lạm dụng loại thuốc này, người bệnh có thể gặp phải tình trạng buồn ngủ, thiếu tập trung.

– Một số loại thuốc tra mắt có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng sưng, đỏ, ngứa ngáy, chảy nước mắt.

– Trong trường hợp bị bội nhiễm, một số loại kháng sinh có thể được kê trong khoảng từ 7-14 ngày để ngăn chặn tình trạng vi khuẩn gây nhiễm trùng.

– Một số loại thuốc nhỏ mắt chứa corticoid cũng có hiệu quả trong việc điều trị bệnh nhưng không được khuyến khích sử dụng nhiều bởi có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng nhãn áp, nhiễm trùng, đục thủy tinh thể

Bệnh cần được điều trị tại các cơ sở y tế với bác sĩ có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh

Bệnh cần được điều trị tại các cơ sở y tế với bác sĩ có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh

Để bảo vệ đôi mắt trước các bệnh lý nguy hiểm như viêm kết mạc dị ứng, mỗi người cần xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh, kết hợp thăm khám sức khỏe đôi mắt thường xuyên để chủ động phòng và điều trị bệnh, ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital