Viêm gan C có chữa được không? Người bệnh nên ăn gì?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Viêm gan C là bệnh lý nguy hiểm có thể gây xơ gan, ung thư gan và chưa có vaccine phòng tránh. Vì vậy, nhiều người có chung thắc mắc liệu viêm gan C có chữa được không? Hệ thống Y tế Thu Cúc sẽ giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Viêm gan C là gì mà mọi người lo sợ?

Viêm gan C là bệnh lý do virus viêm gan C gây ra. Loại virus này có tên tiếng Anh là Hepatitis C virus – HCV. Thế giới với hơn 3% dân số mắc viêm gan C, trong đó có khoảng 170 triệu người mang virus trong cơ thể. 85% trong đó có nguy cơ mang virus lâu dài. Trong số người nhiễm, có tới 60% nguy cơ mạn tính. Có tới 12% bệnh nhân có nguy cơ xơ gan, 1 – 5% chuyển sang giai đoạn ung thư gan. Đặc biệt nguy hiểm hơn, chưa hề có vaccine ngừa virus viêm gan C.

Viêm gan C có chữa được không là điều nhiều người lo lắng

Viêm gan C có chữa được không là điều nhiều người lo lắng

2. Viêm gan C có chữa được không?

2.1. Giai đoạn không cần điều trị

Viêm gan C mặc dù có thể gây ung thư gan, xơ gan… tuy nhiên có thể điều trị được. Những trường hợp mới phát hiện viêm gan C ở giai đoạn cấp tính sẽ chưa có tổn thương gan. Những dấu hiệu bất thường tại gan lúc này đang có mức độ nhẹ. Người bệnh có thể chưa cần điều trị cũng có thể khỏi được, nếu được bác sĩ theo sát và tuân thủ chế độ dinh dưỡng, luyện tập, vận động phù hợp.

2.2. Dùng thuốc kháng siêu vi

Viêm gan C ở giai đoạn mãn tính, hoặc giai đoạn virus hoạt động mạnh có thể điều trị bằng thuốc kháng siêu vi. Thuốc kháng siêu vi có thrrt kết hợp với một số thuốc khác, bổ sung để tăng hiệu quả điều trị. Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ điều trị và kết hợp các biện pháp tăng cường sức khỏe. Điều này giúp thuốc phát huy tác dụng tốt nhất và không làm hại cơ thể.

2.3. Ghép gan

Trường hợp gan bị tổn thương, hư hỏng nặng, không thể đáp ứng được hoạt động nữa có thể lựa chọn phương pháp ghép gan. Bác sĩ sẽ thay thế phần gan hỏng và ghép vào lá gan khỏe mạnh. Khi cơ thể đáp ứng, không đào thải, gan mới hoạt động thay thế tốt thì coi như thành công.

Trong quá trình sau vẫn phải điều trị virus để hạn chế virus tấn công tiếp. Gan có thể lấy từ người hiến tặng gan. Cần được tiêm vaccine viêm gan A, B để hạn chế trường hợp virus kết hợp tấn công.

Viêm gan C có chữa được không?

Viêm gan C ở giai đoạn nặng gây vàng da nhiều

3. Những thực phẩm nên ăn khi bị viêm gan C

Khi bị virus tấn công, cơ thể con người sẽ suy giảm miễn dịch, sức đề kháng. Vì thế, để chống chọi lại với virus, giúp cơ thể khỏe mạnh, bạn cần phải tăng cường những thực phẩm lành mạnh.

3.1. Các loại rau củ

Bạn nên ăn các loại rau củ quả có màu xanh đậm, màu cam như cà rốt, cà chua, bí đỏ…; hoặc một số loại rau củ như củ cải đường, củ cải đen, cần tây, rau diếp xoăn, hành, tỏi, rau xà lách, cải cay… Những loại này rất tốt cho bệnh nhân viêm gan.

Tuy nhiên, khi ăn nhiều quá các thực phẩm màu đỏ như bí ngô, cà rốt liên tục có thể gây vàng da do thức ăn. Vì thế nên tránh nhầm lẫn với trường hợp bệnh lý viêm gan tiến triển, cần ăn vừa phải trong tuần, đổi món thường xuyên.

3.2. Trái cây tươi

Trong trái cây tươi có rất nhiều vitamin có lợi cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, miễn dịch. Bạn có thể chọn một số loại quả như: atiso, quả anh đào, bưởi, quất, chanh, mộc qua, nho…

Tuy nhiên, cần phải chọn những thực phẩm lành, tươi ngon. Tránh ăn những thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu, chất ổn định… bởi chúng gây hại cho gan, khiến gan ngày càng suy yếu.

3.3. Các loại hạt

Các loại hạt ngũ cốc chữa hàm lượng dinh dưỡng cao, hàm lượng chất béo dễ tiêu hóa rất tốt cho người bị viêm gan. Bạn có thể chọn mua các loạt hạt điều, hạnh nhân, óc chó… Có thể ăn dưới dạng ngũ cốc pha bột hoặc ngũ cốc nguyên hạt đều tốt.

3.4. Thực phẩm chứa nhiều đạm

Thực phẩm chứa nhiều chất đạm có thể tìm thấy trong trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, thịt gà, thịt lợn, thịt bò, các loại đậu (đậu cove, đậu tương, đậu nành…). Bệnh nhân cần cung cấp đủ lượng đạm mỗi ngày.

Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều hoặc ăn quá kham khổ trong nhiều ngày rồi đột nhiên ăn quá nhiều đạm trong một ngày. Đặc biệt là không nên ăn quá nhiều đạm vào buổi tối. Ăn quá nhiều đạm sẽ khiến gan hoạt động quá mạnh, liên tục, dễ suy kiệt do phải đào thải chất độc quá nhiều. Từ đó dễ dẫn đến ngộ độc gan, suy gan. Đặc biệt, gan của bạn đang bị virus tấn công thì điều này càng làm gan suy yếu nhanh hơn.

Bệnh viêm gan C có chữa được không?

Dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan C

3.5. Chất xơ

Bổ sung chất xơ giúp phòng ngừa ung thư, béo phì; hạn chế tình trạng gan nhiễm mỡ, mỡ máu, sỏi thận. Đồng thời chất xơ còn giúp tránh táo bón ở bệnh nhân viêm gan. Vì thế bạn có thể bổ sung chất xơ trong hoa quả, rau xanh như chuối, táo, bơ, rau bina…

3.6. Nước

Tưởng chừng như nước rất đỗi bình thường nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng. Uống bổ sung đủ nước giúp pha loãng những chất độc trong cơ thể, giúp gan hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cần uống vừa đủ, đừng uống quá nhiều. Uống quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến chức năng lọc cầu thận, đặc biệt là vào buổi tối.

3.7. Chất béo lành mạnh

Kiêng khem toàn bộ chất béo trong chế độ ăn là điều không nên. Đặc biệt là với những người mỡ máu thì quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nên bổ sung những chất béo không no, hạn chế chất béo no sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh hơn.

Nhiều vitamin, khoáng chất tan trong dầu. Nếu không có chất béo, các chất này sẽ không thể hấp thụ vào cơ thể. Cung cấp cho cơ thể chất béo lành mạnh có thể tìm thấy trong dầu oliu, dầu dừa, cá, sữa, hạt óc chó, hạnh nhân, sữa chua…

Lưu ý hạn chế tối đa chất béo no, các andehit có trong dầu chiên lại, các món ăn chiên xào nhiều lần, đồ ăn nhanh… Hạn chế tối đa ăn đồ ăn nhanh chính là cách để không phải ăn quá nhiều chất béo no không tốt cho gan.

3.8. Tinh bột

Bổ sung tinh bột vừa phải sẽ giúp bổ sung năng lượng dự trữ trong gan, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Cơm, bánh mì, bún, phở… chứa hàm lượng tinh bột tốt. Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, khoai tây chiên… chứa hàm lượng muối, chất béo no cao. Chúng không tốt cho cơ thể người bị viêm gan.

4. Những thực phẩm cần kiêng hoặc hạn chế

– Thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ, chiên đi chiên lại nhiều lần.

– Đồ ngọt nhân tạo: kẹo, bánh gato, đường, đồ chế biến sẵn… không nên ăn nhiều.

– Rượu bia, chất kích thích, cà phê, thuốc lá, thuốc lào… gây độc cho gan, không nên sử dụng.

– Đồ ăn cay nóng, gia vị kích thích như tiêu, ớt, tỏi… chỉ nên sử dụng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.

– Đồ hải sản chỉ nên ăn vừa phải, bổ sung cách quãng trong tuần. Hàm lượng dinh dưỡng quá cao cũng khiến gan phải hoạt động cật lực. Đồng thời, một số người dễ dị ứng với đồ hải sản thì càng nên hạn chế.

Thắc mắc liệu viêm gan C có chữa được không đã được giải đáp chi tiết ở trên. Mặc dù viêm gan C khi ở giai đoạn nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên đây vẫn là bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi sát để tránh trở thành bệnh mạn tính, có thể gây ung thư gan, xơ gan…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital