Bệnh viêm amidan có lây không?

Nhiều bệnh nhân cho rằng các bệnh về đường hô hấp có khả năng lây lan, trong đó có bệnh viêm amidan. Vậy viêm amidan có lây không? Phương hướng điều trị và phòng tránh căn bệnh này thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Bệnh viêm amidan và tính chất lây nhiễm của bệnh

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến và có thể bắt gặp ở nhiều độ tuổi và đối tượng nhưng căn bệnh này thường gặp ở trẻ em với các triệu chứng như: sưng amidan, đau họng, sốt…  Amidan viêm dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu tại họng của người bệnh, nếu để kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Amidan là một cặp khối mô mềm ở sau hầu họng, mỗi amidan sẽ gồm các mô tương tự hạch bạch huyết, được phủ bởi lớp niêm mạc màu hồng. Amidan đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể: giúp chống nhiễm trùng, ngăn vi khuẩn và virus tấn công cơ thể.

Bệnh viêm amidan có thể bắt nguồn từ vi khuẩn Steptococcal dẫn tới viêm họng liên cầu khuẩn và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Tuy viêm amidan là một căn bệnh mà cũng nhiều người mắc phải nhưng ít người hiểu rõ về căn bệnh này nên không biết bệnh viêm amidan có lây lan không. Thực tế có nhiều ý kiến cho rằng bệnh lây lan, nhưng cũng có nhiều người lại nghĩ bệnh không lây.

viêm amidan có lây không

Viêm amidan có lây lan không là thắc mắc chung của nhiều người

Đầu tiên, có thể khẳng định chắc chắn rằng bệnh viêm amidan là một căn bệnh không lây từ người này sang người khác vì nguyên nhân gây ra bệnh là do vi khuẩn, virus. Do đó người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp xúc với người mắc phải viêm amidan.
Bệnh viêm amidan cũng có thể phòng ngừa dễ dàng bằng nhiều cách. Tuy nhiên cần hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh mới có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

2. Một số nguyên nhân điển hình thường gặp gây viêm amidan

Những nguyên nhân gây bệnh viêm amidan điển hình có thể kể đến như:

– Do nhiễm vi khuẩn virus có sẵn trong vòm miệng: một số bệnh răng miệng hay vệ sinh không sạch sẽ làm vi khuẩn phát triển mạnh trong vòm miệng, khi đó chúng sẽ dễ dàng lây nhiễm vào vùng amidan và gây viêm.

– Do sức đề kháng yếu: Đối với những người cơ địa yếu dễ bị mẫn cảm dễ dàng bị vi khuẩn tấn công gây bệnh.

– Do bệnh hô hấp: Một số căn bệnh liên quan tới vi khuẩn bội nhiễm có thể ảnh hưởng gây nên viêm amidan như: Liên tụ cầu, cúm, viêm họng mãn tính….. .

– Do yếu tố khác: Một số yếu tố khác dẫn tới việc hình thành viêm amidan như: Môi trường ô nhiễm, khói bụi, vệ sinh kém, ăn uống mất vệ sinh…..

viêm amidan có lây không - GIẢI ĐÁP

Viêm amidan là bệnh không lây nhiễm và có thể phòng ngừa bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ…

3. Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm amidan thế nào?

3.1 Viêm amidan có lây lan không? – Phòng ngừa từ sớm bệnh

Để phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh viêm amidan, người bệnh nên có những biện pháp ngăn chặn sớm bệnh:

– Nên vệ sinh sạch sẽ mũi, họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày

– Thường xuyên rửa tay bằng sạch sẽ và kỹ càng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn

– Nên đánh răng thường xuyên 2 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ

– Khi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn, ô nhiễm

– Tránh dùng chung thức ăn, ly uống nước, chai nước hoặc dụng cụ cá nhân

– Thay bàn chải đánh răng sau khi được chẩn đoán bị viêm amidan

– Che miệng khi ho hoặc hắt hơi sau đó rửa tay thật sạch

– Mặc ấm khi thời tiết chuyển mùa.

3.1 Viêm amidan có lây lan không? – Phương hướng điều trị bệnh

Bệnh viêm amidan nếu nhẹ có thể điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc để loại bỏ triệu chứng bệnh. Tuy nhiên trường hợp bệnh trở nặng, người bệnh cần cắt amidan.

viêm amidan có lây không - điều trị

Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa giúp người bệnh xác định sớm tình trạng bệnh và phương hướng điều trị

Tuy nhiên nhiều bệnh nhân phân vân có nên cắt viêm amidan không? Bởi việc cắt amidan sẽ có những ảnh hưởng nhất định trong cuộc sống và việc dùng thuốc điều trị ngoại trú thường được ưu tiên hơn. Những trường hợp bệnh nhân thường được chỉ định cắt amidan bao gồm:

– Bệnh viêm amidan cấp tính, gây biến chứng nguy hiểm(viêm tai giữa, viêm xoang, viêm khớp, viêm cầu thận, viêm tai giữa…

– Kích thước của amidan quá lớn gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt(khó ăn uống, dẫn tới ngủ ngáy, nhiễm khuẩn tái lại nhiều lần…)

– Bệnh mạn tính trong thời gian quá lâu, đã điều trị nội khoa nhưng bệnh nhân vẫn đau họng, đau cổ và viêm hạc cổ… Hoặc điều trị nội khoa nhưng chỉ làm giảm một trong số các triệu chứng chứ không khỏi hoàn toàn.

– Gây ra biến chứng nguy hiểm: áp xe amidan khiến người bệnh phải nhập viện để điều trị.

– Nghi ngờ khối u ác tính. Bệnh viêm amidan khiến người bệnh bị hôi miệng, khó nuốt…

Người bệnh nên chú ý tới tình trạng sức khỏe và tiến hành khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây viêm amidan để điều trị dứt điểm sớm.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital