Giai đoạn thay răng là thời điểm mà các bậc phụ huynh quan tâm nhất. Trên thực tế, có những trường hợp trẻ mọc răng nanh bất thường trước răng cửa, răng hàm. Điều này khiến cho không ít cha mẹ phải lo lắng. Vậy vì sao trẻ mọc răng nanh trước? Thứ tự mọc răng như vậy có vấn đề gì không? Ta cần lưu ý gì sau khi trẻ mọc răng nanh trước?
Menu xem nhanh:
1. Những thông tin cần biết khi trẻ nhỏ mọc răng nanh
Răng nanh là răng ở vị trí răng thứ 3 được tính từ răng cửa theo mỗi bên hướng vào trong. Như vậy, thông thường mỗi người sẽ có 4 chiếc răng nanh được chia đều ở cả 2 hàm trên và dưới.
Răng nanh thường có hình dáng sắc nhọn hơn so với những chiếc răng khác. Tùy từng người sẽ có răng nanh mọc đúng vị trí hoặc hơi lệch ra bên ngoài. Thậm chí có người còn gặp tình trạng răng nanh mọc ngầm. Từ đó, ta sẽ thấy đau đớn, ăn nhai khó khăn. Răng nanh mọc lệch thậm chí còn có thể mắc bệnh lý nghiêm trọng do răng mọc lệch gây ra.
1.1 Thời điểm trẻ mọc chiếc răng nanh đầu tiên
Trẻ sẽ thường mọc chiếc răng cửa đầu tiên khi vào khoảng tháng tuổi thứ 6-8. Vào giai đoạn từ tháng 16-22 thì trẻ sẽ mọc những chiếc răng nanh. Cho tới tháng thứ 33, hàm răng trẻ sẽ mọc đủ 20 chiếc răng.
Thời điểm khi trẻ bắt đầu quá trình thay răng vĩnh viễn sẽ vào giai đoạn khoảng 6-7 tuổi. Khi đó, những chiếc răng đã mọc trước thì sẽ được thay trước. Tiếp đến, từ năm 10-12 tuổi, trẻ sẽ tiến hành thay răng nanh ở hàm trên và tới 9-12 tuổi, răng nanh hàm dưới sẽ được thay. Đây được xem là một trình tự mọc, thay răng theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ có thể mọc răng nanh trước khi thay răng hàm, răng cửa. Tình trạng này khiến cho không ít bậc phụ huynh lo lắng.
1.2 Biểu hiện khi trẻ mọc răng nanh
Khi trẻ mọc răng nanh sẽ xuất hiện một số biểu hiện cụ thể:
– Miệng trẻ chảy nhiều dãi: Cũng giống như khi mọc răng cửa trước, trẻ mọc răng nanh cũng sẽ chảy dãi nhiều hơn so với bình thường. Mẹ nên thực hiện lau sạch dãi và vùng quanh miệng cho trẻ để tránh bị viêm nhiễm, mẩn đỏ.
– Trẻ quấy khóc nhiều do lợi sưng: Khi răng nanh sắp nhú thì lợi sẽ thường bị sưng đỏ. Do trẻ còn nhỏ nên khi thấy đau hay khó chịu sẽ khó quấy và không chịu ăn.
– Hay đưa tay vào miệng: Do lợi bị sưng tấy và ngứa nên trẻ sẽ thường có xu hướng đưa tay hoặc đưa đồ vật vào trong miệng. Hành động này là để giảm sự ngứa, khó chịu trong lợi.
– Thân nhiệt trẻ cao hơn bình thường: Nhiều phụ huynh nghĩ khi trẻ bắt đầu mọc răng sẽ bị sốt. Tuy nhiên thực chất lúc đó trẻ sẽ chỉ sốt khoảng 37.5 độ C, cao hơn không nhiều so với thân nhiệt bình thường lắm.
– Trẻ bị đi ngoài: Theo như kinh nghiệm của nhiều bậc phụ huynh, khoảng 2-3 ngày trước khi mọc răng, trẻ sẽ bị đi ngoài với phân lỏng.
2. Nguyên nhân vì sao trẻ mọc răng nanh trước?
Trẻ mọc răng cửa trên trước là đúng với thứ tự thông thương. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp là trẻ mọc răng nanh trước khi mọc răng cửa, răng hàm. Thực tế, theo như nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra cứ 10 trẻ thì có khoảng 2 trẻ mọc răng không đúng so với thứ tự thông thường. Dưới đây là một số nguyên do gây nên tình trạng này:
– Do yếu tố di truyền từ cha mẹ hoặc những tác động không tốt khi người mẹ mang thai khiến cho quá trình mọc răng của trẻ không bình thường.
– Do chế độ dinh dưỡng của người mẹ trong quá trình mang thai. Khi đó, có thể mẹ bổ sung quá nhiều hay không đủ khoáng chất, canxi khiến sau này bé mọc răng nanh trước khi mọc những răng khác.
– Do cơ địa: Mỗi đứa trẻ cơ địa sẽ khác nhau nên tình trạng trẻ mọc răng sớm, thứ tự khác nhau cũng khó kiểm soát.
– Do những tác động bên ngoài: Trẻ có thể gặp những vấn đề như va chạm, các hoạt động ăn uống đồ cứng, dai, … cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình khi mọc răng của trẻ.
3. Những ảnh hưởng khi trẻ mọc răng nanh trước
Theo như thông thường. trẻ sẽ mọc răng cửa hàm trên trước. Nếu như tình trạng mọc răng của trẻ trái với tự nhiên sẽ khiến cho cha mẹ lo lắng. Đặc biệt với quá trình mọc răng của trẻ, trường hợp răng nanh mọc trước so với răng cửa, răng hàm thường khá hiếm gặp. Tuy nhiên, đây cũng không phải vấn đề gì quá đáng ngại. Trẻ vẫn có thể vui đùa và phát triển thể chất như bình thường.
Cha mẹ vẫn cần theo dõi thêm. Nguyên do là bởi răng nanh sữa mọc trước răng cửa sẽ dễ là dấu hiệu báo tình trạng tự rụng răng sữa, thay răng sau này.
4. Những lưu ý khi trẻ mọc răng nanh trước
Sau đây là đôi điều cần lưu ý khi trẻ gặp tình trạng mọc răng nanh sữa trước răng cửa và răng hàm:
– Cha mẹ không được nhổ hay gây tác động xấu tới răng trẻ. Bên cạnh đó, ta cần lưu ý về thứ tự để chăm sóc tốt hơn trong quá trình trẻ thay răng.
– Bổ sung thêm khoáng chất, vitamin thiết yếu để giúp trẻ phát triển toàn diện.
– Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ đánh răng, thực hiện vệ sinh răng miệng sao cho phù hợp.
– Cha mẹ nên chú ý hơn về việc theo dõi, kiểm tra răng miệng của trẻ để có thể phát triển ổn định. Đồng thời, nếu trẻ gặp vấn đề bất thường về răng miệng cũng có thể xử lý kịp thời.
– Cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám nha khoa định kỳ để có thể kiểm soát tốt tình trạng, sự phát triển răng miệng của trẻ.
– Nếu tới thời điểm thay răng mà răng nanh chưa rụng hay không có dấu hiệu rụng, cha mẹ nên sớm đưa trẻ tới nha khoa kiểm tra.
Trên đây là một vài thông tin cần thiết về vì sao trẻ mọc răng nanh trước và những lưu ý. Cha mẹ nên chú ý về sức khỏe răng miệng của con từ khi còn nhỏ. Điều này là để đảm bảo tốt hơn về sự phát triển răng vĩnh viễn sau này.