Vì sao người bệnh tiểu đường cần lưu ý sức khỏe răng miệng?

Tham vấn bác sĩ

Đường huyết cao ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả răng và nướu. Tìm hiểu cách chăm sóc răng miệng và nhận biết các dấu hiệu cảnh báo bất thường để xử lý kịp thời là điều rất cần thiết đối với người bị bệnh tiểu đường.

Đường huyết cao ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả răng và nướu.

Đường huyết cao ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả răng và nướu.

Bệnh tiểu đường loại 2 ảnh hưởng tới cách cơ thể xử lý glucose (đường) trong máu, do đó nó cũng ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe khác. Nếu không được kiểm soát, bệnh tiểu đường loại 2 có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim, thận, thị lực và tổn thương thần kinh.
Đường huyết cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như khô miệng, tưa miệng, sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu.
Tất cả bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả các bệnh về răng nướu nghiêm trọng cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên và khiến cho bệnh tiểu đường trở nên khó kiểm soát hơn.
Một lối sống lành mạnh và thường xuyên thăm khám, kiểm tra răng miệng có thể giúp găn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng tiểu đường.

1. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng như thế nào?

Những người bị bệnh tiểu đường không kiểm soát được có nguy cơ cao gặp phải nhiều biến chứng về răng miệng.Ví dụ một người kiểm soát đường huyết kém có thể bị khô miệng và do đó kéo theo nguy cơ bị sâu răng.
Khả năng phục hồi sau tổn thương của người bệnh tiểu đường loại 2 bị ảnh hưởng vì thế họ có nguy cơ cao bị bệnh nướu răng nặng hoặc nhiễm trùng ở miệng.

Những người bị bệnh tiểu đường không kiểm soát được có nguy cơ cao gặp phải nhiều biến chứng về răng miệng

Những người bị bệnh tiểu đường không kiểm soát được có nguy cơ cao gặp phải nhiều biến chứng về răng miệng.

2. Những dấu hiệu cho thấy bệnh tiểu đường đã gây ra biến chứng ở răng miệng?

Theo các nha sĩ, khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát, các dấu hiệu này sẽ được biểu hiện ở nướu răng. Nướu sẽ bị viêm, có nhiều ổ áp xe gây sưng và đau đớn trong khoang miệng. Đây là điều rất cần lưu ý vì vi khuẩn xâm nhập  từ nướu và máu có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim.
Nha sĩ cũng có thể phát hiện bệnh tưa miệng, một bệnh viêm nhiễm gây ra bởi nấm mọc ở miệng. Các dấu hiệu của tình trạng này gồm có các mảng đỏ hoặc mảng trắng ở nhiều vị trí trên miệng. gây đau hoặc trở thành vết loét.

3. Bí quyết chăm sóc răng miệng cho người bệnh tiểu đường

Duy trì thói quen chăm sóc răng miệng tốt: đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày và khám nha khoa ít nhất 2 lần/năm

Duy trì thói quen chăm sóc răng miệng tốt: đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày và khám nha khoa ít nhất 2 lần/năm.

Sau đây là một số lưu ý về việc chăm sóc răng miệng mà các bệnh nhân tiểu đường có thể tham khảo:

  • Đánh răng 2 lần/ngày
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày
  • Khám nha khoa ít nhất 2 lần/năm
  • Xem xét sử dụng nước súc miệng: để bảo vệ thêm cho sức khỏe răng miệng, các nha sĩ có thể khuyến cáo người bệnh tiểu đường sử dụng một loại nước súc miệng phù hợp để có thể loại bỏ mảng bám giữa hai hàm răng, ngăn chặn nguy cơ sâu răng và viêm nướu răng.
  • Không hút thuốc lá: thuốc lá không chỉ làm cho các bệnh về răng miệng trở nên nghiêm trọng hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
  • Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống giúp kiểm soát bệnh tiểu đường theo hướng dẫn của bác sĩ cũng rất quan trọng. Kiểm soát lượng đường trong máu tốt cũng có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm khô miệng gây ra bởi bệnh tiểu đường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital