Về bệnh viêm tuyến giáp Tại Bệnh viện Thu Cúc

Tham vấn bác sĩ

Viêm tuyến giáp là thuật ngữ y tế dùng để chỉ tình trạng tuyến giáp bị sưng, khiến nồng độ hormone tuyến giáp trong máu cao hoặc thấp bất thường. Tuyến giáp là một tuyến hình bướm tìm thấy ở cổ, có vai trò sản sinh hormone được giải phóng vào máu để kiểm soát sự tăng trưởng và sự trao đổi chất của cơ thể.

Viêm tuyến giáp có nhiều loại khác nhau, trong đó các loại phổ biến là:

  • Viêm tuyến giáp Hashimoto (phổ biến nhất)
  • Viêm tuyến giáp bán cấp
  • Viêm tuyến giáp sau sinh
  • Viêm tuyến giáp thầm lặng
  • Viêm tuyến giáp cấp tính

Ngoài ra còn có viêm tuyến giáp do thuốc và viêm tuyến giáp do phóng xạ. Sau đây là thông tin khái quát về các loại viêm tuyến giáp nêu trên.

Viêm tuyến giáp Hashimoto

Viêm tuyến giáp Hashimoto còn được gọi là viêm tuyến giáp tự miễn là bệnh do cơ thể tự sinh ra kháng thể hủy hoại dần tuyến giáp của chính mình.

Viêm tuyến giáp Hashimoto còn được gọi là viêm tuyến giáp tự miễn là bệnh do cơ thể tự sinh ra kháng thể hủy hoại dần tuyến giáp của chính mình.

Viêm tuyến giáp Hashimoto còn được gọi là viêm tuyến giáp tự miễn là bệnh do cơ thể tự sinh ra kháng thể hủy hoại dần tuyến giáp của chính mình. Khi tuyến giáp bị hủy hoại theo thời gian, nó không thể sản xuất đủ lượng hormone cần thiết. Thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng hormone tuyến giáp trong máu giảm là suy giáp, dẫn tới một loạt các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi
  • Tăng cân
  • Táo bón
  • Da khô
  • Trẩm cảm

Vì bệnh tiến triển rất chậm nên có thể mất đến vài tháng hoặc thậm chí là nhiều năm mới phát hiện thấy. Viêm tuyến giáp Hashimoto cũng liên quan tới một số bệnh tự miễn khác, chẳng hạn như bệnh Addison và tiểu đường loại 1. Phụ nữ trong độ tuổi 30-50 là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Viêm tuyến giáp Hashimoto đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, vì vậy nồng độ thấp của hormone tuyến giáp trong máu là vĩnh viễn. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát hiệu quả bằng thuốc thay thế hormone tuyến giáp levothyroxine.

Viêm tuyến giáp bán cấp

Viêm tuyến giáp bán cấp thường xuất hiện sau một đợt bị viêm hầu họng hoặc viêm đường hô hấp trên, có nhiều khả năng do vi rút gây ra.

Viêm tuyến giáp bán cấp thường xuất hiện sau một đợt bị viêm hầu họng hoặc viêm đường hô hấp trên, có nhiều khả năng do vi rút gây ra.

Viêm tuyến giáp bán cấp thường xuất hiện sau một đợt bị viêm hầu họng hoặc viêm đường hô hấp trên, có nhiều khả năng do vi rút gây ra. Bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ trong độ tuổi 20- 30. Viêm tuyến giáp bán cấp gây sốt, đau ở cổ, hàm hoặc tai. Bệnh cũng có thể khiến tuyến giáp giải phóng quá nhiều hormone vào máu (nhiễm độc giáp), dẫn đến sự xuất hiện của một loạt các triệu chứng do tuyến giáp hoat động quá mức (cường giáp), bao gồm:
Bồn chồn, lo âu

  • Mất ngủ
  • Tim đập nhanh
  • Giảm cân
  • Cáu gắt

Tình trạng đánh trống ngực và run rẩy liên quan đến nhiễm độc giáp có thể điều trị bằng thuốc chẹn beta. Cơn đau do viêm tuyến giáp bán cấp được kiểm soát hiệu quả bẳng thuốc giảm đau như aspirin hay thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen. Viêm tuyến giáp bán cấp thường lắng xuống và theo sau đó là suy giáp cấp kéo dài một vài tuần hoặc vài tháng, trước khi tuyến giáp phục hồi hoàn toàn.
Viêm tuyến giáp bán cấp có thể tái phát thường xuyên và nếu không được điều trị sẽ dẫn tới suy giáp vĩnh viễn.

Viêm tuyến giáp sau sinh

Viêm tuyến giáp sau sinh xảy ra ở những phụ nữ vừa mới sinh con gần đây.

Viêm tuyến giáp sau sinh xảy ra ở những phụ nữ vừa mới sinh con gần đây.

Tương tự như viêm tuyến giáp Hashimoto, đây cũng là một bệnh tự miễn nhưng chỉ xảy ra ở những phụ nữ vừa mới sinh con gần đây. Trong đó hệ thống miễn dịch sẽ tấn công tuyến giáp của người mẹ khoảng 6 tháng sau sinh, khiến nồng độ hormone tuyến giáp gia tăng tạm thời (nhiễm độc giáp) và kéo theo các triệu chứng của tuyến giáp hoạt động quá mức.
Sau một vài tuần, nồng độ hormone tuyến giáp trở nên cạn kiệt dần và gây ra các triệu chứng của tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp). Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp viêm tuyến giáp sau sinh đều trải qua cả hai giai đoạn này. Nếu nồng độ hormone tuyến giáp thấp gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể phải điều trị bằng thuốc thay thế hormone tuyến giáp cho tới khi tình trạng được cải thiện.

Viêm tuyến giáp thầm lặng

Viêm tuyến giáp thầm lặng tương tự như viêm tuyến giáp sau sinh. Đây cũng là một bệnh tự miễn nhưng không liên quan đến việc sinh con và có thể xảy ra ở cả nam giới, phụ nữ.
Giống như viêm tuyến giáp sau sinh, viêm tuyến giáp thầm lặng cũng có giai đoạn nồng độ hormone tuyến giáp trong máu quá cao (nhiễm độc giáp), gây ra các triệu chứng cường giáp. Tiếp đó khi nồng độ hormone tuyến giáp trở nên giảm dần sẽ kéo theo các triệu chứng của tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp).
Nếu nồng độ homrone tuyến giáp thấp gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ phải sử dụng thuốc thay thế hormone cho tới khi tình trạng được cải thiện hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nồng độ này có thể là vĩnh viễn.

Viêm tuyến giáp cấp tính

Viêm tuyến giáp cấp tính hay viêm tuyến giáp sinh mủ thường do vi khuẩn gây ra. Bệnh gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, sốt cao, vùng cổ sưng nóng và đau. Viêm tuyến giáp cấp tính rất hiếm và thường liên quan tới hệ thống miễn dịch suy yếu ở trẻ em hoặc một vấn đề trong sự phát triển của tuyến giáp. Bệnh thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh liều cao và chích tháo mủ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital