Vacxin HPV: Lịch tiêm chủng và những tác dụng phụ

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Vacxin HPV phòng chống ung thư cổ tử cung được xem là bước tiến bộ quan trọng của nền y khoa Thế giới. Cho đến nay, bệnh ung thư cổ tử cung do nguyên nhân HPV gây ra đã phần nào được ngăn chặn tối đa nhờ có vắc xin. Phụ nữ và kể cả nam giới cần thực hiện tiêm chủng đầy đủ để được bảo vệ khỏi các chủng HPV gây bệnh ung thư phổ biến hiện nay.

1. Bệnh ung thư cổ tử cung: nguyên nhân, biểu hiện 

1.1. Bệnh ung thư cổ tử cung nguyên nhân do đâu?

Thực tế, virus HPV có đến hơn 100 chủng khác nhau tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho con người. Trong đó khoảng 15 chủng thuộc nhóm nguy cơ cao gây khối u ác tính ở cổ tử cung. Đặc biệt, tuyp HPV 16 và 18 có khả năng xâm nhập sâu vào tử cung nên đây là tuyp dễ gây ra ung thư cổ tử cung. Sau đó có thể kể đến các chủng 31 và 45 cũng có nguy cơ dẫn đến ung thư.

Theo bài đăng 5/2023 trên báo suckhoedoisong.vn, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung liên quan đến virut HPV với tỷ lệ lên đến 99,7%. Trong đó, hai loại virus HPV phổ biến và nguy hiểm là tuýp 16 và 18, chiếm tới 70% nguy cơ gây bệnh, còn lại các nguyên nhân khác.

vacxin hpv

HPV là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung

Ngoài ra, bạn có thể bị mắc ung thư cổ tử cung bởi một số yếu tố như: hút thuốc, quan hệ tình dục sớm và không an toàn, sinh con nhiều lần (thường là trên 5 lần) hoặc bạn sinh con khi còn quá trẻ tuổi (<17 tuổi). Đồng thời, nếu bạn bị viêm nhiễm cổ tử cung mãn tính cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư này. Do vậy, phòng ngừa virus HPV và các yếu tố nguy cơ trên có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu bệnh ung thư cổ tử cung, bảo vệ sức khỏe của chính bạn.

1.2. Biểu hiện bệnh ung thư cổ tử cung như thế nào?

Ung thư cổ tử cung không xuất hiện từ một sớm một chiều mà thường âm thầm diễn biến qua nhiều giai đoạn dài. Khoảng thời gian xâm nhập virut HPV cho đến khi hình thành các tổn thương tiền ung thư rồi chuyển biến thành ung thư là khá dài.

Đáng nói hơn, giai đoạn đầu bệnh thường tiến triển âm thầm mà không có triệu chứng rõ rệt, kéo dài khoảng 10-15 năm. Vì thế nếu chị em không đi khám phụ khoa định kì, tầm soát ung thư cổ tử cung hàng năm rất dễ bị bỏ qua khả năng phát hiện sớm bệnh lý.

Khi bước vào giai đoạn muộn hơn, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu như ra huyết trắng có mùi khó chịu, chảy máu sau giao hợp hoặc chảy bất thường, đau bụng, lưng, chân.

Nếu thấy có dấu hiệu đó, chị em hãy tìm đến các cơ sở y tế có chuyên khoa phụ sản để được thăm khám và điều trị. Nếu chủ quan không điều trị, các biểu hiện bệnh sẽ ngày 1 rõ rệt hơn, gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em phụ nữ, thậm chí nhanh chóng chuyển sang các biến chứng nguy hiểm sức khỏe.

2. Tiêm vắc xin phòng HPV

2.1. Lịch tiêm vacxin HPV 

Tiêm vacxin HPV được xem là giải pháp hiệu quả để phòng ngừa ung thư do chủng virut HPV gây ra cho cả nam và nữ. Hiện nay có 2 loại vacxin HPV được sử dụng phổ biến trên Thế giới là Gardasil và Gardasil 9.

Trong đó, vắc xin Gardasil phòng 4 tuyp virus HPV còn Gardasil 9 phòng 9 tuyp virus HPV. Vắc xin Gardasil 9 còn được gọi với cái tên khác là “vắc xin bình đẳng giới”. Điều đó có nghĩa là phòng ngừa ung thư cổ tử cung do nguyên nhân là HPV không chỉ dành cho nữ giới mà cả nam giới cũng cần được ngừa ung thư tại các vị trí như hậu môn, hầu họng,…

Có 2 loại vacxin HPV và lịch tiêm chủng mỗi loại là khác nhau

Có 2 loại vacxin HPV và lịch tiêm chủng mỗi loại là khác nhau

Lịch tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI như sau:

Vacxin HPV Gardasil tổ hợp tứ giá (Mỹ) – Dành cho bé gái từ 9 – 26 tuổi:

Bạn cần hoàn thành 3 mũi tiêm với thời gian lần lượt 0 – 2 – 6 tháng (sau mũi 1).

Vacxin HPV Gardasil 9 tổ hợp 9 giá (Mỹ) – Dành cho nam và nữ từ 9 – 26 tuổi:

– Người từ 9 – 14 tuổi: Tiêm 2 hoặc 3 mũi tùy theo tình huống

Phác đồ tiêm chủng 2 mũi với mũi 1 cách mũi 2 từ nửa năm đến 1 năm.

Phác đồ tiêm chủng 3 mũi:

Nếu mũi số 2 tiêm sau mũi đầu tiên <5 tháng, thì bạn cần tiêm mũi 3. Mũi số 3 cách mũi 2 thời gian là 3 tháng và bạn đảm bảo 3 mũi tiêm trong vòng 1 năm.

– Người từ 15 – 26 tuổi: lịch tiêm 3 mũi với thời gian lần lượt 0 – 2 – 6 tháng khá giống với vắc xin Gardasil.

Các chuyên gia tiêm chủng cũng khuyến cáo bạn nên tiêm cùng 1 loại vacxin HPV cho đến hết phác đồ. Trong trường hợp đã đến lịch tiêm nhưng không có vắc xin cùng loại, bạn cần xin ý kiến của chuyên gia để được tư vấn tiêm chủng phù hợp với tình huống thực tế.

2.2. Vacxin HPV có tác dụng phụ không?

Sau khi tiêm vacxin HPV, một số người có thể gặp những triệu chứng thông thường như đau đầu, sốt, đau cơ hoặc đau tại vị trí tiêm. Điều này hoàn toàn bình thường và cho thấy cơ thể đang phát triển miễn dịch.

Phần lớn các triệu chứng này đều chỉ diễn ra trong 1 vài ngày sau tiêm chủng, không quá đáng lo ngại. Hầu như bạn không cần dùng thuốc mà vẫn có thể hồi phục sức khỏe.

Nếu cảm thấy khó chịu, bạn có thể nghỉ ngơi, dùng thuốc hạ sốt, chườm đá lên chỗ tiêm để giảm đau. Đồng thời sau tiêm chủng vacxin HPV chưa thể sản sinh ra kháng thể bảo vệ cơ thể. Vì thế bạn cần thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm như quan hệ tình dục an toàn, có dùng bao cao su, giới hạn bạn tình

3. Phụ nữ sau tiêm HPV bao lâu có con được? 

Chưa có 1 nghiên cứu cụ thể nào cho thấy tiêm HPV bao lâu được có thai. Tuy nhiên, để an toàn sau tiêm chủng từ 1 – 3 tháng bạn mới nên mang bầu. Trong quá trình tiêm chủng mà bạn có bầu, cần dừng tiêm và xin ý kiến của chuyên gia y tế.

Phụ nữ sau tiêm vắc xin nên để từ 1 - 3 tháng mới nên có thai

Phụ nữ sau tiêm vacxin HPV nên để từ 1 – 3 tháng mới nên có thai

Đồng thời, sau khi phát hiện có thai và thời gian sau mũi tiêm vacxin HPV cuối cùng chưa đủ 1 tháng hoặc bạn đang trong quá trình tiêm thì nên đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa phụ sản để được tư vấn, theo dõi sức khỏe thai kì. Đồng thời bạn cần thông báo với cơ sở tiêm chủng để nhận tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn.

Có thể nói, vacxin HPV cần được tiêm chủng rộng rãi cho cả nam và nữ trong độ tuổi “vàng” từ 9 – 26 tuổi. Bạn nên chủ động cho con em hoặc chính bản thân mình tiêm ngừa đầy đủ theo phác đồ để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Hãy liên hệ với Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ thêm nếu bạn có câu hỏi thắc mắc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital