Vắc xin: những hiểu lầm và sự thật

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên được dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể. Vắc xin là một công cụ rất hiệu quả trong dự phòng các bệnh truyền nhiễm. Hiện đã có 30 loại bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng được bằng vắc xin. Mặc dù vậy vẫn có không ít người chưa hiểu rõ về vai trò, tác dụng và tính chất của vắc xin, dẫn tới những hiểu lầm sau đây.

Đã tiêm đủ các loại vắc xin khi còn nhỏ thì lớn lên không cần tiêm nữa

Khả năng miễn dịch với một số bệnh mà cơ thể có được sau khi tiêm chủng sẽ suy yếu dần theo thời gian.

Khả năng miễn dịch với một số bệnh mà cơ thể có được sau khi tiêm chủng sẽ suy yếu dần theo thời gian.

Thực tế không phải như vậy vì khả năng miễn dịch với một số bệnh mà cơ thể có được sau khi tiêm chủng sẽ suy yếu dần theo thời gian. Nhiều trường hợp có thể đã bỏ lỡ mất một liều chủng ngừa hoặc loại vắc xin được tiêm là phiên bản cũ, có tác dụng yếu hơn.

Người lớn tuổi không cần tiêm phòng

Không ai là vượt quá độ tuổi để có thể tiêm phòng. Thêm vào đó còn có những loại vắc xin mà người trưởng thành cần, bao gồm:
Vắc xin phòng bệnh zona được khuyến cáo cho những người từ 60 tuổi trở lên.
Hai loại vắc-xin phế cầu khuẩn, được khuyến khích cho những người từ 65 tuổi trở lên.
Ngoài ra người lớn cũng cần tiêm đầy đủ các mũi bổ sung chống lại bệnh uốn ván, bạch cầu và ho gà. Lưu ý rằng, với bệnh ho gà, những người thường xuyên tiếp xúc gần gũi với bé cũng nên tiêm phòng để góp phần bảo vệ trẻ trước căn bệnh này.

Vắc xin có chứa một số chất độc hại

Vắc xin không có nhiều thành phần khác ngoài các kháng nguyên.

Vắc xin không có nhiều thành phần khác ngoài các kháng nguyên.

Vắc xin không có nhiều thành phần khác ngoài các kháng nguyên. Ví dụ chỉ có một lượng nhỏ thimerosal (có chứa thủy ngân) được cho vào vắc xin để làm chất bảo quản. Đây là chất bảo quản vắc xin được sử dụng phổ biến và không có bằng chứng về việc thimerosal dùng trong vắc xin gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Không cần tiêm phòng các bệnh hiện nay đã bị xóa sổ hoàn toàn

Nhận định này là không chính xác. Vì mặc dù các bệnh đã được phòng ngừa bằng vắc xin đã trở nên hiếm gặp ở nhiều quốc gia, tác nhân gây bệnh vẫn có thể xuất hiện ở những nơi khác trên thế giới. Trong thời đại thế giới kết nối ngày nay, các tác nhân gây bệnh có thể vượt qua biên giới các quốc gia và gây nhiễm cho bất cứ ai chưa có miễn dịch. Vì thế để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, cần tiêm chủng đầy đủ theo quy định.
Vắc xin chống bệnh cúm có chứa vi rút cúm vì vậy có thể khiến người tiêm phòng mắc bệnh cúm
Hầu hết các vắc xin chống bệnh cúm có chứa các vi rút cúm không còn khả năng gây bệnh. Chúng thực chất là các mảng kháng nguyên của vi rút, không thể xâm nhập hoặc nhân bản nữa do tác động của quá trình quá trình bất hoạt khác nhau. Tiêm vi rút này sẽ tạo ra tính miễn dịch.
Người chưa mắc bệnh thủy đậu khi còn nhỏ thì không cần phải tiêm phòng bệnh zona

Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) mọi người từ 60 tuổi trở lên nên tiêm phòng bệnh zona cho dù đã từng hoặc chưa bao giờ mắc bệnh thủy đậu.

Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) mọi người từ 60 tuổi trở lên nên tiêm phòng bệnh zona cho dù đã từng hoặc chưa bao giờ mắc bệnh thủy đậu.

Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) mọi người từ 60 tuổi trở lên nên tiêm phòng bệnh zona cho dù đã từng hoặc chưa bao giờ mắc bệnh thủy đậu. Bởi vì kể cả với những người đã mắc bệnh thủy đậu, vi rút vẫn có thể tồn tại trong các dây thần kinh cảm giác. Vi rút này cũng là tác nhân gây bệnh zona. Virus sẽ”thức giấc” sau khi gây bệnh thủy đậu nhiều năm trước trong cơ thể của 1 trong số 5 người đã từng bị thủy đậu. Sau đó, virus sẽ đi dọc theo dây thần kinh cảm giác vào da và tạo ra những mảng phát ban gây đau mà người ta thường gọi là bệnh Zona (giời leo). Vì thế việc tiêm phòng bệnh zona là rất cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital