Ưu&nhược điểm của trồng răng bằng phương pháp implant

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Trồng răng bằng phương pháp implant là một phương pháp thay thế răng đã mất bằng răng giả, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Vậy phương pháp này có ưu và nhược điểm gì?

1. Tìm hiểu về cấy ghép implant

Cấy ghép implant là phương pháp sử dụng răng giả implant để cấy ghép vào răng đã mất. Răng giả implant này gồm 3 bộ phận: Trụ implant được làm bằng chất liệu titanium lành tính, mão răng sứ được lắp trên cùng và khớp nối abutment nối giữa trụ implant và mão răng sứ.

Răng giả implant này gồm 3 bộ phận: Trụ implant được làm bằng chất liệu titanium lành tính, mão răng sứ được lắp trên cùng và khớp nối abutment

Răng giả implant này gồm 3 bộ phận: Trụ implant được làm bằng chất liệu titanium lành tính, mão răng sứ được lắp trên cùng và khớp nối abutment

2. Ưu&nhược điểm của cấy ghép implant

2.1 Ưu điểm

– Phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau trừ người hút thuốc lá, phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi, người không có đủ mật độ xương hàm, mắc các bệnh mạn tính.

– Người bệnh có thể ăn uống và vệ sinh răng miệng như bình thường.

– Không gây ảnh hưởng đến phần mô nướu và răng bên cạnh.

– Có độ bền cao.

– Có thể dùng được cả đời, tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian của người dùng.

– Không gây cảm giác vướng víu, khó chịu cho người dùng.

– Có tính thẩm mỹ cao do mão răng sứ được làm bằng chất liệu sứ có màu sắc tự nhiên như răng thật và có độ bền hơn răng thật nhiều lần.

cấy ghép implant

Khách hàng sẽ không cảm thấy vướng víu hay khó chịu khi thực hiện cấy ghép implant

2.2 Nhược điểm

– Chi phí thực hiện cấy ghép tương đối cao.

– Với một số đối tượng mất răng lâu năm, thời gian để thực hiện cấy ghép khá dài từ 3 – 6 tháng.

3. Quy trình trồng răng bằng phương pháp implant

3.1 Thăm khám răng miệng tổng quát

Để biết được bệnh nhân có thuộc đối tượng cấy ghép không, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát. Không những giúp kiểm tra tình trạng mất răng, thăm khám còn giúp cho bác sĩ xác định bệnh nhân có mắc bệnh lý răng miệng nào không để điều trị trước khi cấy ghép.

3.2 Chụp CT

Bệnh nhân được tiến hành chụp CT để phân tích cấu trúc răng và xem có bệnh lý nào tiềm ẩn không. Ngoài ra, vị trí trồng răng implant cũng được xác định chính xác để thực hiện cắm trụ.

Bệnh nhân tiến hành chụp CT răng

Bệnh nhân tiến hành chụp CT răng để xác định chính xác cấu trúc răng và vị trí cắm trụ implant

3.3 Cấy ghép implant

Đây là bước vô cùng quan trọng, nếu không thực hiện đúng chuẩn thì có thể gây nhiễm trùng cũng như biến chứng cho bệnh nhân. Chính vì vậy, người bệnh cần lựa chọn kỹ lưỡng cơ sở nha khoa uy tín để cấy ghép.

– Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được tiêm tê để giảm sự đau nhức, khó chịu đồng thời còn giúp bác sĩ có thể thuận lợi thực hiện phẫu thuật.

– Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến lật vạt và bóc tách phần niêm mạc để phần xương bên trong được lộ ra. Sau đó, bác sĩ sẽ khoan một lỗ nhỏ bằng đúng kích thước để đưa trụ implant vào.

– Trụ implant sẽ được đưa vào theo đúng kích thước đã được khoan sẵn. Cuối cùng, khu vực cấy ghép sẽ được vệ sinh tổng thể sạch sẽ và vết thương được khâu lại hoàn chỉnh.

– Để cho vết thương nhanh lành cũng như trụ implant nhanh tích hợp vào xương hàm, bệnh nhân sẽ được kê một số loại thuốc. Bệnh nhân cần uống thuốc đúng theo liều lượng bác sĩ đã kê và không chủ quan tự mua thuốc bên ngoài để uống.

3.4 Cắt chỉ & làm răng tạm

Sau thời gian khoảng 7 ngày, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thực hiện cắt chỉ và chụp phim để giúp kiểm tra việc đặt trụ implant. Để không ảnh hưởng đến việc ăn uống, bệnh nhân sẽ được gắn răng tạm trong lúc đợi mão răng sứ.

trồng răng bằng phương pháp implant

Bệnh nhân được tiến hành cắt chỉ implant và gắn tạm mão răng sứ để không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai

3.5 Kiểm tra implant định kỳ

Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được mức độ tích hợp xương với trụ implant cũng như kịp lời xử lý khi có  bất thường.

3.6 Gắn ốc lành thương

Do nguyên lý tự làm lành của cơ thể, sau khi gắn trụ implant thì nướu sẽ tự động đóng lại. Chính vì vậy, để ngăn hiện tượng này xảy ra, bác sĩ sẽ tiến hành gắn ốc lành thương vào trụ. Nhờ có ốc lành thương này, nướu sẽ đi theo đường tròn bao phủ phần chân của ốc.

3.7 Lấy dấu abutment và răng sứ

Bệnh nhân quay trở lại theo lịch hẹn của bác sĩ để lấy dấu của abutment và mão răng sứ. Abutment cũng như mão răng sứ của từng người khác nhau và được sản xuất riêng biệt, không tái sử dụng.

3.8 Gắn mão răng sứ

Sau khi mão răng sứ được chuyển về cơ sở nha khoa sẽ được gắn lên cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ gắn thử lên xem vừa vặn không và bệnh nhân có vướng víu gì không. Nếu có, mão răng sứ sẽ được gửi về nơi sản xuất để sửa chữa hoặc thay mới. Nếu không có bất thường gì, mão răng sứ sẽ được gắn cố định lên.

Bệnh nhân được gắn mão răng sứ phù hợp

Bệnh nhân được gắn mão răng sứ có màu sắc phù hợp, tự nhiên như răng thật

3.9 Thăm khám răng miệng định kỳ

Một bước vô cùng quan trọng mà không chỉ những người trồng răng implant mà ngay cả những người có răng miệng khỏe mạnh cũng cần thực hiện thường xuyên đó là thăm khám răng miệng định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần.

Với bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về trồng răng bằng phương pháp implant. Nếu còn thắc mắc về phương pháp này, hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital