Ung thư tụy là gì và những thắc mắc phổ biến

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Đứng thứ 7 trong số các bệnh ung thư gây tử vong trên toàn thế giới, ung thư tụy là gì khiến cho cả thế giới phải dè chừng và e ngại?

1. Tổng quan về ung thư tụy

Trước khi tìm hiểu về cách phòng và chữa ung thư tuyến tụy, chúng ta cần có kiến thức sơ bộ về căn bệnh nguy hiểm này.

1.1. Ung thư tụy là gì?

Là một phần của cơ quan tiêu hóa, tuyến tụy nằm ẩn sau dạ dày, gần động mạch và tĩnh mạch chính. Chức năng chính của tuyến là tạo ra enzyme tiêu hóa và hormone để phân hủy thức ăn, giúp các tế bào hấp thu. Tuyến tụy có 02 phần: Tuyến ngoại tiết (sản xuất enzyme), tuyến nội tiết (sản xuất hormone).

Tổng quan về ung thư tụy

Hình ảnh mô phỏng vị trí kích thước tuyến tụy

Ung thư tụy (hay ung thư tuyến tụy) xảy ra khi các tế bào tuyến tụy sản sinh mất kiểm soát tạo thành khối u, hoặc do những tổn thương ác tính trên mô tụy. Khối u phát triển nhanh chóng và di căn dần ra các cơ quan khác. Các cơ quan tiêu hóa bị cản trở hoạt động, hủy hoại và đe dọa tính mạng người bệnh. U tuyến tụy phổ biến nhất thường xuất phát từ tuyến ngoại tiết. Ung thư phát sinh từ tuyến nội tiết và mô liên kết khá hiếm gặp.

1.2. Căn bệnh ung thư tụy có nguy hiểm không?

Theo thống kê của WHO, mỗi năm thế giới ghi nhận 458.918 ca mắc mới, 432.242 ca tử vong vì ung thư tụy. Bệnh có tỷ lệ sống thấp, biểu hiện mờ nhạt nên khó phát hiện, tiến triển cực kỳ nhanh. Đa số các trường hợp không qua khỏi do phát hiện bệnh quá muộn. Lúc này khối u đã di căn sang các cơ quan khác.

Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân u tụy chỉ còn dưới 10%. Nguy hiểm hơn, ung thư tụy mang trong mình khả năng di truyền. Do đó, người bệnh cần phát hiện sớm để kịp thời ngăn chặn nguy cơ mắc căn bệnh quái ác này.

1.3. U tuyến tụy đe dọa tới ai?

Ung thư tuyến tụy có nguy cơ cao gặp ở những đối tượng như:

– Người nghiện thuốc lá, rượu bia

– Người có chế độ ăn không lành mạnh: nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,..

Căn bệnh ung thư tụy có nguy hiểm không?

Những người béo phì, người cao tuổi có nguy cơ mắc ung thư tụy cao

– Người cao tuổi

– Nam giới

– Người bị béo phì, lười vận động

– Người có tiền sử bị viêm tụy, đái tháo đường, xơ nang tụy…

– Người thân có tiền sử mắc ung thư tụy

Với những trường hợp trên, họ cần chủ động kiểm soát sức khỏe và sinh hoạt để phòng ngừa sớm nguy cơ gây bệnh.

2. Biểu hiện của người mắc ung thư tụy là gì?

Bệnh u tụy thường có ít biểu hiện, dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Tuy nhiên khi có các dấu hiệu sau, người bệnh cần sớm tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời:

Đau bụng

Đây là triệu chứng thường gặp nhất của u tụy. Ban đầu bệnh nhân thấy đau vùng thượng vị, sau lan dần ra sau lưng. Cơn đau sẽ xuất hiện từ từ, tăng dần theo diễn biến của bệnh. Tần suất đau không liên tục nhưng tăng cường khi nằm ngửa hoặc khi vừa ăn xong. Tùy thể trạng người bệnh mà cơn đau có thể theo dạng loang tròn hoặc đột ngột, dữ dội.

Đầy hơi, chướng bụng

Đầy hơi có thể là dấu hiệu thông thường sau khi ăn no. Nhưng nếu nó xuất hiện dài ngày và liên tục không có lý do, đây có thể là do khối u phát triển gây cảm giác đầy chướng.

U tuyến tụy đe dọa tới ai?

Đầy hơi chướng bụng dài ngày có thể là do u tụy gây nên

Da bị vàng

Khi khối u tuyến tụy phát triển sẽ gây tắc ống dẫn mật. Làn da và lòng trắng mắt bệnh nhân chuyển vàng sậm, nước tiểu sẫm màu. Để chắc chắn hơn, bạn nên nghe kết quả từ bác sĩ.

Chất thải bất thường

U tụy cản trở khả năng tiêu hóa thức ăn của ruột non. Bệnh nhân đi ngoài sống phân, suy kiệt nhanh.

Đau lưng

U tụy khi di căn sẽ gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa, cơ bắp, cột sống. Nó gây nên những cơn đau co thắt ở sống lưng. Nó thường bị nhầm với đau do làm việc sai tư thế, phụ nữ đến ngày. Nhưng cơn đau kéo dài khiến chúng ta cần đề phòng sớm.

Bên cạnh những dấu hiệu trên, người mắc ung thư tụy sẽ kèm theo những triệu chứng giảm sút thể trạng như:

– Sút cân không lý do

– Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Ăn không ngon miệng

– Buồn nôn

– Đái tháo đường

Căn bệnh u ngoại tuyến tụy có nguy hiểm không?

U tuyến tụy khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược

Nếu gặp phải những bất thường trên, người bệnh không nên coi thường và tự ý mua thuốc điều trị. Hãy thăm khám để lắng nghe lời khuyên và chẩn đoán từ bác sĩ để có hướng xử lý tốt nhất.

3. Làm thế nào để phòng ngừa ung thư tụy?

Để chặn trước khả năng đối mặt với “án tử”, mọi người nên chủ động thay đổi lối sống, sinh hoạt của mình mỗi ngày từ những điều nhỏ nhất.

Tầm soát sức khỏe

Không chỉ ung thư tụy, hầu hết các loại ung thư khi được sàng lọc sớm để điều trị đều giúp tăng tỷ lệ thành công cao tới 80%. Việc tầm soát định kỳ 1-2 lần/năm giúp chúng ta nắm được tình trạng sức khỏe bản thân, phát hiện sớm các bất thường để xử lý kịp thời, hạn chế nguy cơ gây ung thư. Không chỉ vậy, tiên lượng và chữa ung thư sớm cũng giảm bớt chi phí, thời gian, đau đớn cho người bệnh so với khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

Biểu hiện của người mắc ung thư tụy là gì?

Ung thư tụy khi được sàng lọc sớm để điều trị giúp tăng tỷ lệ thành công tới 80%

Thay đổi lối sống

Để tránh các vấn đề về đường tiêu hóa, mọi người cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích là những thứ cần hạn chế. Thêm vào đó, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ngọt cần được đưa vào cơ thể với số lượng vừa đủ để tránh phản tác dụng.
Ngoài dinh dưỡng, mỗi người cũng cần có cho mình chế độ vận động hợp lý. Việc cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi giúp bạn bớt căng thẳng, áp lực lên tinh thần và thể chất.
Như vậy, ung thư tụy tuy nguy hiểm nhưng chúng ta có thể sớm phòng ngừa và giảm thiểu tối đa các hệ quả mà nó mang lại. Hy vọng bài viết giúp mọi người hiểu rõ “ung thư tụy là gì” cùng những kinh nghiệm để ngăn chặn kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital