Ung thư tụy có chữa được không? Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

“Bệnh ung thư tụy có chữa được không?” là câu hỏi mà không ít người muốn được giải đáp. Bởi đây là căn bệnh tuy ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Nguyên nhân là bởi các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn khiến người mắc bệnh chủ quan không đi thăm khám, dẫn tới phát hiện ung thư khi đã bước vào giai đoạn muộn, tỷ lệ tử vong cao.

1. Giúp bạn giải đáp câu hỏi: Ung thư tụy có chữa được không?

1.1. Hãy tìm hiểu thế nào là ung thư tụy trước khi đặt câu hỏi Ung thư tụy có chữa được không

Ung thư tụy là một dạng ung thư liên quan đến các mô ở tuyến tụy. Ở loại ung thư này, các tế bào xuất phát từ tuyến tụy sẽ phân chia và nhân lên không kiểm soát, lây lan sang các mô ở xung quanh, dần dần hình thành các khối u ác tính và gây tử vong cho người bệnh.

Đây là căn bệnh tuy ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm vì khó phát hiện ở giai đoạn sớm dẫn đến tỉ lệ tử vong cao. Ung thư tuyến tụy được chia thành hai nhóm chính đó là:

Ung thư tụy ngoại tiết

Hầu hết ung thư tụy khởi phát từ phần ngoại tiết của tuyến tụy (là nơi sản xuất ra các enzyme tiêu hoá). Phổ biến nhất trong loại này là ung thư biểu mô tuyến, chiếm đến 85% tổng số các trường hợp ung thư tụy. Dạng ung thư này thường được bắt nguồn từ tế bào trong ống dẫn của tuyến tụy. Bên cạnh đó, các bệnh lý ác tính khác có thể kể đến như:

– Ung thư nang tuyến.

– Ung thư mô liên kết của tuỵ

– Ung thư mô bạch huyết của tụy

– Ung thư tế bào đảo tuỵ

Ung thư tụy nội tiết

Dạng ung thư này ít phổ biến hơn, và có ảnh hưởng tới chức năng sản xuất hormone của tuyến tụy. Thông thường, các khối u ở dạng này là lành tính và ít xâm lấn hơn dạng ung thư biểu mô tuyến tụy.

Ung thư tụy có chữa được không

Hầu hết ung thư tụy khởi phát từ phần ngoại tiết của tuyến tụy

1.3. Dấu hiệu nhận biết nguy cơ mắc ung thư tụy

Ở giai đoạn đầu, những dấu hiệu của ung thư tuyến tụy thường không xuất hiện rõ ràng, bởi nó còn phụ thuộc vào vị trí, kích thước khối u và mức độ di căn. Tuy nhiên, khi bệnh đã diễn tiến đến giai đoạn muộn và khối u phát triển lớn, dẫn tới chèn ép vào các cơ quan khác trong cơ thể thì phần lớn bệnh nhân sẽ thấy rõ các triệu chứng xuất hiện như:

– Vàng da hoặc vàng mắt.

– Cảm thấy ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân.

– Sụt cân nhanh chóng mà không biết rõ lý do.

– Khẩu vị bị thay đổi, xuất hiện cảm giác chán ăn và mệt mỏi.

– Cảm thấy đau bụng trên hoặc đau lưng, thường lan từ vùng quanh dạ dày đến vùng lưng.

– Phân lỏng có mùi và phân có màu sậm.

– Túi mật bị phình to.

– Xuất hiện tình trạng nôn ói, chảy máu đường tiêu hoá trên.

giải đáp Ung thư tụy có chữa được không

Hãy cảnh giác với dấu hiệu nguy cơ của căn bệnh ung thư tụy

1.2. Trả lời cho câu hỏi: Ung thư tụy có chữa được không?

Trên thực tế, việc chữa khỏi và kéo dài sự sống cho bệnh nhân mắc ung thư tụy phụ thuộc rất lớn vào sức khoẻ và giai đoạn của bệnh. Nếu người bệnh phát hiện ung thư tuỵ từ giai đoạn sớm thì sẽ giúp cho việc điều trị có kết quả tốt và tăng khả năng sống sót cao hơn.

Căn cứ vào tình trạng bệnh nhân và giai đoạn tiến triển của ung thư mà bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như sau:

– Phẫu thuật: Với phương pháp này, phụ thuộc vào vị trí khối u mà bác sĩ có thể sử dụng một trong các thủ thuật như: Phẫu thuật Whipple (Cắt bỏ đầu tụy, các hạch lân cận, hang vị, đoạn cuối ống mật chủ); Cắt bỏ toàn bộ phần tụy; Cắt thân và đuôi của tuỵ.

– Xạ trị: Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân không thể phẫu thuật, tình trạng ung thư đã di căn ra bên ngoài tuyến tụy, hoặc được kết hợp với sử dụng hoá chất để tiến hành điều trị cho bệnh nhân sau mổ.

– Hoá trị: Phương pháp này dùng để hỗ trợ cho phương pháp xạ trị hoặc sẽ được áp dụng nếu phẫu thuật và xạ trị không còn phù hợp. Hoá trị giúp người bệnh kéo dài sự sống, giảm đau đớn và các triệu chứng khó chịu vào giai đoạn cuối.

2. Một số biện pháp giúp phòng ngừa ung thư tụy

Hiện nay vẫn chưa có một nguyên tắc tiêu chuẩn nào nhằm phòng tránh bệnh ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, căn cứ vào các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh mà các chuyên gia khuyến cáo người dân nên áp dụng một số phương pháp sau để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh:

– Không hút thuốc lá cũng như tránh tiếp xúc với môi trường độc hại, nhiều khói thuốc.

– Duy trì mức cân nặng hợp lý, tránh để xảy ra tình trạng bị thừa cân hay béo phì.

– Có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả và hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.

– Tập thể dục thể thao thường xuyên và cố gắng duy trì các hoạt động thể chất ít nhất là 30 phút/ngày.

– Tiến hành thăm khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Ung thư tụy có chữa được không và cách phòng ngừa

Hãy chú ý khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc xung quanh căn bệnh ung thư tuyến tuỵ. Có thể nói, ung thư tuỵ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, bởi vậy đừng bao giờ chủ quan với sức khoẻ của bản thân và gia đình bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital