Tuyến giáp dấu hiệu mắc bệnh thường gặp

Tham vấn bác sĩ

Tuyến giáp dấu hiệu mắc bệnh thường gặp là tình trạng sưng cổ, đau khớp, huyết áp tăng, mệt mỏi kéo dài… gây nhiều bất tiện trong cuộc sống.

1. Tổng quan về bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là một thuật ngữ chung cho rối loạn nội tiết tố do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít. Suy giáp xảy ra khi không sản xuất đủ hormone để duy trì tốc độ trao đổi chất bình thường của cơ thể. Ngược lại, việc sản xuất quá nhiều hormone và tỷ lệ trao đổi chất tăng cao bất thường có thể dẫn đến cường giáp. Các tình trạng khác có thể không liên quan đến sản xuất hormone tuyến giáp, chẳng hạn như bướu cổ (nhân giáp), ung thư tuyến giáp. Tuyến giáp dấu hiệu mắc bệnh thường gặp là tình trạng sưng cổ, đau khớp, huyết áp tăng, mệt mỏi kéo dài… gây nhiều bất tiện trong cuộc sống.

Bệnh tuyến giáp là tình trạng rối loạn nội tiết tố

Bệnh tuyến giáp là tình trạng rối loạn nội tiết tố do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít.

Bệnh tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng nào. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao gấp 5-8 lần nam. Ngoài ra, các yếu tố rủi ro khác có thể bao gồm:

– Tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh tuyến giáp.

– Mắc các bệnh: thiếu máu ác tính, đái tháo đường týp 1, suy thượng thận nguyên phát, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Turner.

– dùng thuốc có chứa một lượng lớn iốt (amiodarone).

– Người trên 60 tuổi, nhất là phụ nữ.

– Đã từng điều trị bệnh tuyến giáp hoặc ung thư.

2. Tuyến giáp dấu hiệu mắc bệnh

2.1. Tuyến giáp dấu hiệu từ bướu cổ/sưng cổ

Các bệnh về tuyến giáp như bướu cổ hay viêm tuyến giáp luôn đi kèm với hiện tượng sưng cổ hay biểu hiện rõ ràng nhất là bướu cổ. Tình trạng này thường đi kèm với tình trạng thiếu i-ốt gây khó thở hoặc khó nói.

2.2. Hội chứng viêm cánh tay, đau cơ xương khớp

Đau xương khớp cũng là một triệu chứng của bệnh lý về tuyến giáp. Khi bạn bị suy giáp, bạn sẽ cảm thấy tê và ngứa ran ở cánh tay vì thiếu hormone báo hiệu khiến não gửi thông điệp đến cơ chậm hơn bình thường. Còn đối với cường giáp, người bệnh dễ bị tê cứng chân tay, khó phối hợp vận động.

Tuyến giáp dấu hiệu thường thấy.

Đau nhức, tê cứng, ngứa ran ở tay chân là dấu hiệu bệnh tuyến giáp thường thấy.

2.3. Dấu hiệu tuyến giáp là tóc khô, da mỏng

Khi bạn bị suy giáp, tóc của bạn trở nên giòn, xoăn và dễ gãy, da trở nên khô và bong tróc. Tình trạng này xảy ra do sự mất cân bằng nội tiết tố khiến tóc khó phát triển. Người bệnh sẽ dễ bị rụng tóc, bạc tóc, da trở nên đặc biệt nhạy cảm.

2.4. Kinh nguyệt không đều, có thể gây vô sinh

Suy giáp ảnh hưởng lớn đến vấn đề kinh nguyệt. Nếu chu kỳ của bạn đến sớm và thường xuyên, bạn có thể bị suy giáp, còn nếu chu kỳ của bạn ngắn và không thường xuyên, bạn có thể bị cường giáp. Tình trạng này là do sự thay đổi nồng độ hormone có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt và làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Hậu quả là các nang trứng cũng bị rối loạn khiến quá trình thụ tinh và sinh nở gặp nhiều khó khăn.

2.5. Giảm ham muốn

Bệnh tuyến giáp liên quan trực tiếp đến tình trạng nội tiết tố. Nếu bệnh phát triển lâu ngày sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố Estrogen, dẫn tới người bệnh không còn ham muốn và dễ bị vô sinh. Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đặc biệt đến chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ rụng trứng.

2.6. Thay đổi cholesterol

Những người mắc bệnh tuyến giáp thường có tỷ lệ cholesterol trong máu không ổn định. Vì vậy, nếu bạn không dùng thuốc điều trị cholesterol hoặc đang điều trị một bệnh lý nào đó và mức cholesterol của bạn vẫn ở mức cao, có lẽ bạn nên đi khám bác sĩ ngay.

2.7. Có vấn đề về đường ruột

Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến gần như mọi cơ quan trong cơ thể và hệ tiêu hóa cũng không ngoại lệ. Những người bị rối loạn liên quan đến tuyến giáp dễ bị rối loạn tiêu hóa. Những người bị suy giáp thường bị táo bón. Trong khi người bị cường giáp thường xảy ra tiêu chảy và đau bụng.

2.8. Tuyến giáp dấu hiệu tăng huyết áp

Hormone tuyến giáp có ảnh hưởng lớn đến vấn đề tim mạch, gây ra trạng thái kích thích làm tăng hoặc giảm nhịp tim và khả năng bơm máu. Vì vậy, nếu huyết áp của bạn thất thường, rất có thể bạn đã mắc bệnh tuyến giáp, trong đó cường giáp khiến huyết áp giảm từ từ và suy giáp khiến huyết áp tăng nhanh.

2.9. Mệt mỏi, trầm cảm và lo lắng

Nếu bạn trải qua những giai đoạn trầm cảm và hoảng sợ mà điều trị không khỏi, rất có thể bạn đang gặp vấn đề về tuyến giáp. Khi bạn mắc bệnh về tuyến giáp, hormone sẽ giảm nên cơ bắp không được phát huy và gây ra tình trạng mệt mỏi. Đặc biệt, bệnh cường giáp cũng có thể khiến bạn bị mất ngủ hoặc ngủ nhiều.

2.10. Tuyến giáp dấu hiệu thay đổi cân nặng

Khi bị bướu cổ thì bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi vì lượng hormone sản sinh ít và nếu ăn nhiều cũng bị giảm cân. Còn với suy giáp thì bạn không có cảm giác thèm ăn và dù không ăn bạn cũng tăng cân bất thường. Nếu cân nặng của bạn trở nên bất thường dù đã thay đổi chế độ ăn thì có lẽ bạn đã bị bệnh suy giáp.

3. Cách điều trị bệnh tuyến giáp phổ biến

Những bất thường của tuyến giáp cũng gây ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, cần phải phát hiện và điều trị sớm các bệnh tuyến giáp.

3.1. Thuốc

– Bệnh nhân suy giáp sẽ được điều trị với thuốc uống thay thế hormone hàng ngày levothyroxine. Tác dụng phụ có thể xảy ra gồm đau đầu, tiêu chảy… khi người bệnh sử dụng quá liều levothyroxine.

– Thuốc kháng giáp tapazole (hay methimazole) sử dụng cho bệnh nhân bướu cổ.

– Thuốc ức chế beta không điều trị bệnh nhưng có thể làm thuyên giảm những triệu chứng do thừa hormone tuyến giáp gây ra.

Điều trị bằng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị bằng thuốc cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.

3.2. Phẫu thuật

Người bệnh được tư vấn phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn hoặc 1 phần tuyến giáp khi:

– Tuyến giáp to/bướu cổ lớn.

– Gặp những vấn đề nghiêm trọng với thị lực nếu tuyến giáp làm việc quá mức.

– Không đáp ứng với các phương pháp điều trị bằng thuốc.

– Ung thư tuyến giáp.

3.3. Iod phóng xạ

Iod phóng xạ được sử dụng sau phẫu thuật nhằm ngăn ngừa khả năng tái phát và giảm những triệu chứng tái phát khi không loại bỏ được ung thư tuyến giáp bằng phẫu thuật. Iod phóng xạ cũng được chỉ định trong trường hợp bệnh Basedow.

Một số tác dụng phụ bao gồm: buồn nôn, đau đầu khi ngủ, sưng môi… có thể sẽ khỏi sau một vài tuần. Serotonin là một loại hormone có khả năng giúp cơ thể cảm thấy thoải mái và hạnh phúc.

Việc sản sinh quá ít hormone tuyến giáp sẽ gây tổn hại đến nồng độ serotonin trong cơ thể. Do đó, khi tuyến giáp làm việc không hiệu quả khiến lượng serotonin trong cơ thể bị mất cân bằng sẽ khiến bạn thường xuyên bị căng thẳng và lo lắng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital