Tư vấn tình trạng đau xương chậu khi mang thai tháng cuối

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Chào chuyên mục tư vấn sức khỏe Hệ thống Y tế Thu Cúc! Cháu đang mang thai được 36 tuần. Dạo gần đây cháu hay bị đau khu vực xương chậu và thắt lưng. Cháu rất lo lắng không biết đau xương chậu khi mang thai tháng cuối có ảnh hưởng gì tới em bé không? Đau xương chậu và đau lưng thì cháu có thể sinh thường được không ạ? Trang Trần (Cầu Giấy, Hà Nội)

Trả lời

Chào Trang! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Hệ thống Y tế Thu Cúc.

Đau xương chậu là tình trạng rất hay gặp ở mẹ bầu vì thế mà câu hỏi của bạn cũng được nhiều chị em đặc biệt quan tâm.

Trước tiên, bạn không nên quá lo lắng về tình trạng đau xương chậu khi mang thai tháng cuối. Tình trạng này có thể xuất hiện ở 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối, thậm chí kéo dài trong suốt thai kỳ và sau sinh.

Đau xương chậu có thể gặp ở những tháng cuối thai kỳ

Đau xương chậu có thể gặp ở những tháng cuối thai kỳ

Nguyên nhân gây đau xương chậu khi mang thai tháng cuối

Thông thường khi mang thai, cơ thể người mẹ sản sinh một loại hormone relaxin khiến các dây chằng vùng chậu giãn ra hết mức có thể. Đây là hiện tượng bình thường để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Sự giãn ra hết mức của dây chằng cộng với sự phát triển và lớn dần của thai nhi trong tử cung làm tăng áp lực lên xương chậu, khiến mẹ bầu bị đau xương chậu.

Đặc biệt cơn đau xương chậu tăng mạnh vào giai đoạn cuối của thai kỳ vì lúc này thai nhi phát triển to, ngôi thai thuận, chèn ép vào khung chậu và xương mu, xương cột sống. Vì thế giai đoạn này, chị em ngoài đau xương chậu còn có trường hợp bị đau xương mu, đau thắt lưng.

Thai nhi ở giai đoạn này phát triển to, ngôi thai thuận khiến chị em đau xương chậu nhiều hơn

Thai nhi ở giai đoạn này phát triển to, ngôi thai thuận khiến chị em đau xương chậu nhiều hơn

Đau xương chậu khi mang thai tháng cuối có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?

Đau xương chậu và đau lưng ở những tháng cuối của thai kỳ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tình trạng này thường có biểu hiện điển hình là đau âm ỉ, đau lan từ xương chậu đến đùi, bẹn, tử cung… nên mẹ bầu sẽ cảm thấy đau lưng, đau thắt lưng. Mức độ đau khác nhau và có thể cảm thấy tiếng lạo xạo phát ra từ vùng xương mu và đau lan xuống dưới vùng giữa 2 chân. Cơn đau nhức xương chậu và đau lưng sẽ tăng lên khi đi lại, đi lên xuống cầu thang, khi thay đổi tư thế ngủ. Các cơn đau xương chậu cũng tăng vào đêm khiến thai phụ mất ngủ, khó chịu, ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe.

Đau xương chậu khi mang thai những tháng cuối không ảnh hưởng tới nhai nhi, tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Bạn cần phải theo dõi thai kỳ đều đặn để nắm được sự phát triển của bé. Đồng thời theo dõi cơ thể, nếu đau xương chậu với mức độ nặng với cường độ liên tục thì mẹ bầu cần đi khám ngay.

Đau xương chậu khi mang thai tháng cuối không gây ảnh hưởng tới thai nhi

Đau xương chậu khi mang thai tháng cuối không gây ảnh hưởng tới thai nhi

Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, đánh giá mức độ ảnh hưởng của tình trạng đau mỏi xương chậu khi mang thai, tìm nguyên nhân gây đau. Tùy vào cơ địa từng mẹ, nguyên nhân gây đau nhức xương chậu khi mang thai ở giai đoạn cuối, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Đau xương chậu và đau lưng có thể sinh thường được không?

Hiện chưa có kết luận chính xác về sự ảnh hưởng của đau xương khớp tới quá trình chuyển dạ của chị em, đặc biệt là đau xương chậu và đau lưng khi mang thai. Thế nhưng tình trạng đau có thể kéo dài trong suốt thời gian chuyển dạ và sau sinh, ảnh hưởng tới sức khỏe, vận động.

Việc có thể sinh thường hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như diện tích xương chậu, trọng lượng thai nhi, ngôi thai, sức khỏe của mẹ, các biểu hiện chuyển dạ…

Tốt nhất, bạn nên theo dõi thai kỳ đều đặn để bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chuyển dạ phù hợp. Trong trường hợp khó sinh thường, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp sinh mổ lấy thai.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital