Tư vấn tiêm vắc xin phòng viêm gan AB khi mang thai cho mẹ bầu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Vắc xin phòng viêm gan A B là một vắc xin đặc biệt quan trọng đối với những người đang chung sống trong môi trường nhiễm bệnh hoặc có dự định đi đến những nơi có tỉ lệ người mắc và lây truyền bệnh cao. Vắc xin này được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 12 tháng tuổi và người lớn, vậy đối với phụ nữ mang thai thì sao, họ có tiêm được không. Trong bài viết này, TCI sẽ giúp bạn tìm hiểu tiêm nên tiêm vắc xin phòng viêm gan AB khi mang thai không và những vấn đề liên quan đến chủ đề này.

1. Vắc xin phòng viêm gan AB là gì?

Vắc xin phòng viêm gan A B hay thường có tên gọi là vắc xin Twinrix, là một loại vắc xin vắc xin kết hợp, tức là nó chứa thành phần của cả virus viêm gan A và virus viêm gan B để kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại cả hai loại virus.

Cụ thể, vắc xin Twinrix chứa các kháng nguyên bề mặt viêm gan B tinh khiết, bất hoạt cùng với bán thành phẩm virus viêm gan A tinh khiết đã được bất hoạt. Khi vắc xin này được tiêm vào cơ thể, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản xuất ra các kháng thể đặc hiệu chống lại virus viêm gan A và B, giúp người tiêm có khả năng phòng bệnh.

Vắc xin Twinrix giúp kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus viêm gan A và B

Vắc xin Twinrix giúp kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus viêm gan A và B

Vắc xin Twinrix là một công cụ quan trọng để phòng ngừa căn bệnh viêm gan A và B, đặc biệt là đối với những người tiềm ẩn nguy cơ cao tiếp xúc với virus như nhân viên y tế, người đi công tác hoặc sinh sống tại các khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao, và cả những người muốn bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây truyền qua đường tiêm chích, máu, hoặc tiếp xúc gần gũi với người bệnh.

Việc tiêm vắc xin Twinrix khi được tiêm theo lịch trình đề xuất sẽ giúp tạo sự miễn dịch chủ động và đảm bảo an toàn cho người tiêm khi tiếp xúc với virus viêm gan A và B.

2. Phụ nữ mang thai có tiêm được vắc xin AB không?

Vắc xin Twinrix được chỉ định để phòng ngừa viêm gan A và viêm gan B cho trẻ em từ 1 tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. Tuy nhiên, tiêm vắc xin phòng viêm gan AB khi mang thai có được hay không là điều không phải ai cũng biết.

Tiêm vắc xin phòng viêm gan AB khi mang thai có được không là câu hỏi nhiều người quan tâm

Tiêm vắc xin phòng viêm gan AB khi mang thai có được không là câu hỏi nhiều người quan tâm

Trên thực tế, không có chỉ định chống tiêm vắc xin phòng viêm gan AB cho phụ nữ có thai. Về mặt lý thuyết, vắc xin viêm gan AB là loại vắc xin bất hoạt, nên nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi là rất thấp. Tuy nhiên, quyết định tiêm vắc xin trong trường hợp này cần được đưa ra dưới sự hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Quyết định tiêm vắc xin trong thời kỳ mang thai cần xem xét dựa trên lợi ích, nguy cơ và trên tình trạng sức khỏe cụ thể của phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai có thể sẽ được tiêm vắc xin phòng viêm gan AB (Twinrix) trong một số trường hợp như.

– Nguy cơ cao tiếp xúc với viêm gan A và B: Nếu phụ nữ mang thai làm việc trong lĩnh vực y tế hoặc có nguy cơ cao tiếp xúc với virus viêm gan A và B, ví dụ như đi công tác tại các khu vực có tỷ lệ nhiễm bệnh cao, bác sĩ có thể xem xét tiêm vắc xin để bảo vệ mẹ và thai nhi.

– Nhu cầu cụ thể: Trong một số trường hợp, nếu phụ nữ mang thai có nhu cầu cụ thể và hệ thống miễn dịch của cô ấy cần được cung cấp sự bảo vệ đối với viêm gan A và B, bác sĩ có thể đưa ra quyết định tiêm vắc xin sau khi xem xét kỹ.

Quyết định tiêm vắc xin Twinrix khi mang thai là một quyết định cân nhắc giữa lợi ích bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi so với các rủi ro có thể xuất phát từ việc tiêm vắc xin. Bạn hãy luôn tôn trọng ý kiến của bác sĩ và thảo luận mọi vấn đề liên quan để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Nếu bạn được quyết định tiêm vắc xin Twinrix, bạn cần được theo dõi kỹ lưỡng sau tiêm chủng để đảm bảo sức khỏe của bạn và thai nhi.

Để được tư vấn cụ thể về tiêm vắc xin AB trong trường hợp mang thai, bạn có thể liên hệ tới các địa chỉ tiêm chủng uy tín như Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được bác sĩ tư vấn và chỉ định phù hợp, cũng như được hướng dẫn về các biện pháp phòng tránh mắc viêm gan AB.

3. Biện pháp phòng nhiễm viêm gan A và B khi mang thai

Virus viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa, thông qua thực phẩm và nước uống nhiễm virus. Ngoài ra virus còn có thể lây truyền khi tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như trong quan hệ tình dục hoặc chia sẻ vật dụng cá nhân với người bị nhiễm bệnh.

Virus viêm gan B có thể lây truyền qua nhiều cách khác nhau bao gồm quan hệ không an toàn, tiếp xúc với máu, dịch tiết của người bị nhiễm bệnh một cách trực tiếp hoặc dán tiếp.

Tiêm vắc xin phòng viêm gan A và B là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó để gia tăng hiệu quả phòng ngừa hoặc trong trường hợp bạn không đủ điều kiện để tiêm vắc xin phòng viêm gan A và B, bạn hãy áp dụng các biện pháp phòng tránh nhiễm viêm gan A, B được gợi ý dưới đây:

– Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để có thể giúp tránh lây nhiễm virus

Khám thai định kỳ: Đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn và phát hiện sớm bất kỳ vấn đề liên quan đến viêm gan A B. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cho bạn chế độ chăm sóc sức khỏe thai kỳ và thai nhi phù hợp.

Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn và phát hiện sớm bất thường

Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn và phát hiện sớm bất thường

– Bảo vệ vết thương: Băng kín các vết thương hở trên cơ thể để tránh nhiễm virus khi không may có tiếp xúc gần.

– Không dùng chung đồ cá nhân: Không dùng chung bơm kim tiêm, thiết bị, dụng cụ y tế, quần áo, khăn tắm, khăn mặt với người khác để đề phòng không may tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh.

– Không tiếp xúc với máu và chất dịch của người khác: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với máu, các vết thương hở, và chất dịch của người khác nếu bạn không có dụng cụ bảo vệ.

– Hạn chế các hoạt động có nguy cơ: Không tham gia các hoạt động có nguy cơ cao như xăm hình, làm răng, châm cứu, nếu không có đảm bảo an toàn và vệ sinh.

Việc tuân thủ các biện pháp phòng tránh là quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bạn và ngăn ngừa viêm gan AB. Bạn hãy tuân thủ mọi hướng dẫn và tư vấn cụ thể từ chuyên gia y tế của mình để bảo vệ an toàn cho mẹ và thai nhi nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital