Trồng răng tháo lắp có ưu và nhược điểm như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Trồng răng tháo lắp là một phương pháp phục hình răng mất phổ biến và có chi phí rất thấp. Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp này vẫn tồn tại nhiều ưu điểm. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn và có thể quyết định có nên lựa chọn phương pháp này không.

1. Khái quát về phương pháp trồng răng tháo lắp

1.1. Trồng răng tháo lắp là gì?

Trồng răng tháo lắp, phục hình tháo lắp hay hàm giả tháo lắp… đều là một phương pháp phục hình răng mất. Phương pháp này giúp người dùng đảm bảo tính thẩm mỹ và cải thiện chức năng ăn nhai. Không những thế, phương pháp này còn giúp người bệnh dễ dàng tự tháo lắp và vệ sinh.

Hàm giả tháo lắp có cấu tạo gồm 2 phần, bao gồm:

– Phần nền hàm được làm từ chất liệu nhựa Acrylic hoặc khung hợp kim;

– Phần răng được làm từ nhựa hoặc sứ;

Trồng răng tháo lắp, phục hình tháo lắp hay hàm giả tháo lắp... đều là một phương pháp phục hình răng mất.

Trồng răng tháo lắp, phục hình tháo lắp hay hàm giả tháo lắp… đều là một phương pháp phục hình răng mất.

1.2. Phân loại hàm giả tháo lắp

Hiện nay có hai loại hàm giả tháo lắp, phù hợp với đặc điểm, tình trạng mất răng của mỗi người. Bao gồm:

– Hàm giả toàn phần: Phù hợp với những ai mất nhiều răng hoặc mất răng nguyên hàm. Việc sử dụng hàm giả toàn phần sẽ giúp toàn bộ phần nướu và xương hàm được che phủ.

– Hàm giả bán phần: Phù hợp với những người mất một hoặc một vài răng. Hàm giả bán phần có cấu tạo gồm các răng giả gắn trên nền nhựa dẻo hoặc khung kim loại.

1.3. Những ai nên trồng răng tháo lắp?

Có lẽ, hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình hiếm hoi phù hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt, những ai có đặc điểm sau đây thì nên chọn  pháp này:

– Bị mất một răng, nhiều răng hoặc mất răng cả hàm;

– Bị mất răng nhưng chưa có đủ điều kiện tài chính hoặc sức khỏe để thực hiện cấy ghép implant hoặc làm cầu răng sứ;

– Những người không muốn phẫu thuật đặt trụ implant hoặc không muốn mài răng đặt cầu răng sứ;

– Được bác sĩ chỉ định sử dụng hàm giả tháo lắp;

Có lẽ, hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình hiếm hoi phù hợp với tất cả mọi người.

Có lẽ, hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình hiếm hoi phù hợp với tất cả mọi người.

2. Những ưu điểm và nhược của phương pháp trồng răng tháo lắp

2.1. Ưu điểm

– Tiết kiệm chi phí: Hàm giả tháo lắp được mệnh danh là phương pháp phục hình rẻ nhất. Do đó, phương pháp này phù hợp với những người không có điều kiện kinh tế dư dả.

– Đảm bảo thẩm mỹ: Phục hình tháo lắp có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo thẩm mỹ cho người mất răng, đặc biệt là những người mất răng cả hàm. Cụ thể:

+ Khỏa lấp chỗ trống ở các vị trí mất răng;

+ Phần răng và phần nền bằng nhựa của hàm giả có màu như thật;

+ Giúp các cơ môi và má được nâng đỡ;

+ Hạn chế hình thành nếp nhăn quanh khóe miệng;

– Ăn nhai khá tốt: Nhờ có sự phân bổ lực đỡ đồng đều trên toàn hàm, hàm giả tháo lắp giúp người dùng ăn nhai thoải mái. Tuy nhiên, để tránh hàm giả bị làm xô lệch, lỏng lẻo, người dùng chỉ nên ăn các món mềm. Việc hạn chế các món cứng, dai, để tránh cần nhiều lực nhai, cắn.

– Chăm sóc và vệ sinh dễ dàng: Hàm giả tháo lắp có cấu tạo độc lập, tác rời, không cố định vào răng thật hay xương hàm như trụ implant hay cầu răng sứ. Do đó, người dùng thoải mái tháo lắp mỗi khi vệ sinh.

Hàm giả tháo lắp được mệnh danh là phương pháp phục hình rẻ nhất. Do đó, phương pháp này phù hợp với những người không có điều kiện kinh tế dư dả.

Hàm giả tháo lắp được mệnh danh là phương pháp phục hình rẻ nhất. Do đó, phương pháp này phù hợp với những người không có điều kiện kinh tế dư dả.

2.2. Nhược điểm

– Tiêu xương hàm: Đây được coi là nhược điểm lớn nhất của phương pháp phục hình tháo lắp. Vì hàm giả tháo lắp không có tác động đến xương hàm nền không có khả năng ngăn chặn quá trình tiêu xương.

– Độ bền thấp: Theo thời gian, răng giả không còn chắc chắn nữa mà trở nên lung lay. Vì thế, khả năng ăn nhai và phát âm của người dùng sẽ bị ảnh hưởng. Đối với người sử dụng hàm giả tháo lắp có phần nền làm bằng nhựa thì còn có nguy cơ bị mòn đi. Nhất là những người có thói quen thường xuyên nghiến răng.

– Thường xuyên phải điều chỉnh: Vì xương hàm sẽ nhanh chóng bị tiêu mòn nên người dùng phải thường xuyên điều chỉnh để đảm bảo sự kết nối.

– Dễ gãy, vỡ, thất lạc: Do phải tháo ra mỗi tối để vệ sinh nên nhiều trường hợp làm rơi vỡ hoặc thất lạc hàm giả tháo lắp.

3. Quy trình thực hiện trồng răng tháo lắp

Để đảm bảo an toàn, phương pháp phục hình tháo lắp cần phải được thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình sau:

– Bước 1: Thăm khám và tư vấn điều trị

Tuy hàm giả tháo lắp là phương pháp phù hợp với tất cả mọi người nhưng người bệnh vẫn cần khám tổng quát sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chỉ định chụp x-quang để kiểm tra mật độ xương, cấu trúc hàm… Các bước này nhằm chọn ra hàm giả phù hợp cho người bệnh.

– Bước 2: Lấy dấu hàm

Sau khi người bệnh được thăm khám, tư vấn và thống nhất kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm. Thao tác này sẽ giúp phòng Lab chế tác ra hàm giả chuẩn xác, vừa vặn với người bệnh.

– Bước 3: Gắn hàm giả

Sau khi có được hàm giả từ phòng Lab, bác sĩ sẽ thực hiện gắn chúng lên vị trí cần phục hình. Sau đó, bác sĩ sẽ nắn chỉnh lại nếu cần thiết để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái nhất.

– Bước 4: Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc tại nhà

Việc chăm sóc và vệ sinh hàm giả tại nhà rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến độ bền của hàm giả. Vì thế, bác sĩ cần phải tư vấn và hướng dẫn chi tiết cho người bệnh cách tháo lắp và vệ sinh hàm giả. Bên cạnh đó, người bệnh phải đặc biệt lưu ý, bất cứ khi nào thấy khớp cắn có vấn đề, cần nhanh chóng quay lại phòng khám để kiểm tra và điều chỉnh.

Tuy hàm giả tháo lắp là phương pháp phù hợp với tất cả mọi người nhưng người bệnh vẫn cần khám tổng quát sức khỏe răng miệng.

Tuy hàm giả tháo lắp là phương pháp phù hợp với tất cả mọi người nhưng người bệnh vẫn cần khám tổng quát sức khỏe răng miệng.

4. Những lưu ý khi chăm sóc và vệ sinh răng tháo lắp

Người dùng cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ cho hàm giả tháo lắp và đảm bảo sức khỏe người dùng. Bởi khi hàm giả bị nhiễm khuẩn sẽ gây ra nhiều bệnh lý răng nguy hiểm.

Một số lưu ý khi thực hiện vệ sinh hàm giả tháo lắp:

– Vệ sinh răng giả bằng bàn chải có lông mềm cùng nước muối và xà bông tối thiểu 2 lần/ ngày;

– Tuyệt đối không dùng kem đánh răng, vì có thể làm răng giả bị bào mòn;

– Bất cứ khi nào không sử dụng thì người bệnh phải ngâm hàm giả trong dung dịch nước muối hoặc nước giấm (tỷ lệ 1:1); Hoặc thoa gel nha khoa chuyên dụng từ 1 – 2 lần/ ngày. Việc này sẽ giúp ngăn chặn các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh tấn công và phát triển;

– Ngâm bàn chải đánh răng giả trong dung dịch clorin tối thiểu 1 lần/ tuần;

– Vệ sinh nướu bằng cách súc miệng ít nhất 2 lần/ ngày, đặc biệt là sau khi ăn và sau khi tháo hàm giả. Như vậy mới tránh được thức ăn thừa bị kẹt lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành.

Ngâm hàm giả trong dung dịch nước muối hoặc nước giấm (tỷ lệ 1:1) để ngăn chặn các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh.

Ngâm hàm giả trong dung dịch nước muối hoặc nước giấm (tỷ lệ 1:1) để ngăn chặn các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh.

5. Kết luận

Tuy là phương pháp phục hình rẻ nhất nhưng trồng răng tháo lắp lại tồn tại những nhược điểm nhất định. Vì vậy, trước khi thực hiện đeo hàm giả tháo lắp, người bệnh hãy cân nhắc kỹ hoặc xin tư vấn từ bác sĩ nha khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital