Triệu chứng bệnh zona thần kinh

Tham vấn bác sĩ

Bệnh zona (giời leo) là kết quả của sự tái hoạt động của virus herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV). Virus này chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em. Vậy triệu chứng của bệnh zona thần kinh là gì? Nguyên nhân nào gây nên căn bệnh này?

Zona thần kinh thường khu trú tập trung ở có một bên của cơ thể, dọc theo các đường dây thần kinh

Zona thần kinh thường khu trú tập trung ở có một bên của cơ thể, dọc theo các đường dây thần kinh

1.Triệu chứng của bệnh zona thần kinh

  • Lâm sàng: Triệu chứng bệnh zona thần kinh thường trước khi xuất hiện tổn thương thường là rát dấm dứt, đau vùng sắp mọc tổn thương kèm theo triệu chứng toàn thân ít hoặc nhiều như­ mệt mỏi, đau đầu… Hạch ngoại vi lân cận có thể sưng và đau.
  • Vị trí : thường khu trú tập trung ở có một bên của cơ thể, dọc theo các đường dây thần kinh, trong một số trường hợp đặc biệt có thể bị cả hai bên hay lan toả.
  • Tổn thương cơ bản: thường bắt đầu là các mảng đỏ, nề nhẹ, gờ cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục lần lượt nổi dọc dây thần kinh, rải rác hoặc cụm lại thành dải, thành vệt, sau 1-2 giờ mảng đỏ xuất hiện những mụn nước chứa dịch trong, căng khó vỡ, các mụn nước tập trung thành cụm (như chùm nho), về sau đục, vỡ, xẹp để lại sẹo (nếu nhiễm khuẩn). Trước hoặc cùng với mọc tổn thương ở da thường nổi hạch sưng và đau ở vùng tư­ơng ứng và là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán.
Zona thần kinh thường bắt đầu là các mảng đỏ, nề nhẹ, gờ cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục lần lượt nổi dọc dây thần kinh

Zona thần kinh thường bắt đầu là các mảng đỏ, nề nhẹ, gờ cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục lần lượt nổi dọc dây thần kinh

2.Nguyên nhân gây bệnh

Siêu vi khuẩn varicella zoster là thủ phạm gây nên bệnh thủy đậu và zona. Đầu tiên, cơ thể người tiếp xúc với các virus, virus này lan rộng gây loét, ngứa gọi là bệnh thủy đậu. Sau đó chúng đi vào trong các tế bào thần kinh, xuất hiện trở lại sau một vài năm thậm chí hàng chục năm sau, gây ra bệnh zona.
Bệnh zona thần kinh rất dễ chẩn đoán. Dựa vào triệu chứng là có thể phát hiện ra bệnh. Thông thường, những mụn nước thường đóng vảy trong từ 7-10 ngày, và hoàn toàn biến mất trong khoảng từ 2-4 tuần. Với những người khỏe mạnh, các mụn thường không để lại sẹo, đau đớn và ngứa sẽ biến mất sau một thời gian ngắn, vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên những người có hệ miễn dịch suy yếu, các mụn nước sẽ phát triển khó lành.
Ở một số người lớn tuổi, bệnh zona thần kinh có thể gây đau đớn kéo dài trong nhiều tháng, sau khi bệnh đã được chữa lành. Những cơn đau này do thần kinh bị tổn thương, hay được gọi là đau dây thần kinh sau zona. Có người cảm thấy ngứa khủng khiếp tại khu vực từng bị phát ban. Đối với trường hợp nặng, đau hoặc ngứa có thể gây ra mất ngủ, giảm cân hoặc trầm cảm.

Khi nghi ngờ zona thần kinh bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám

Khi nghi ngờ zona thần kinh bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám

Bên cạnh đó, nếu zona xuất hiện xung quanh mắt hay trán, nó có thể gây ra nhiễm trùng mắt thậm chí gây mù. Nếu zona tấn công vào tai, thính giác có thể bị ảnh hưởng. Trong trường hợp hiếm hoi, zona có thể tấn công vào não hoặc tủy sống. Có thể ngăn ngừa các biến chứng bằng cách điều trị bệnh zona càng sớm càng tốt.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán và điều trị bệnh zona thần kinh hiệu quả.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital