Trẻ 4 tháng mọc răng chưa và cách chăm sóc

Tham vấn bác sĩ

Thời điểm mọc răng sữa ở mỗi trẻ sơ sinh thường không cố định. Khoàng thời gian sẽ có sự dao động tùy vào tình trạng sức khỏe trẻ và một số yếu tố khác. Vậy trẻ 4 tháng mọc răng chưa? Nếu mọc răng ở thời điểm này có phải bất thường không? Cha mẹ cần lưu ý chăm sóc răng miệng trẻ như thế nào?

1. Thứ tự mọc răng sữa thông thường ở trẻ nhỏ

4 tháng mọc răng chưa

Khi bắt đầu, trẻ sẽ mọc răng cửa hàm dưới trước tiên

Thông thường, giai đoạn mọc răng sữa của trẻ nhỏ sẽ bắt đầu từ khi 6 tháng tới 1 tuổi. Thế nhưng, tùy vào từng trường hợp cụ thể, trẻ sẽ có những thay đổi về thời gian mọc răng. Có những trẻ có thể mọc răng sữa sớm hay muộn hơn một vài tháng. Nhìn chung thì hầu hết trẻ nhỏ sẽ có ít nhất 1 răng sữa mọc khi ở 6-8 tháng tuổi. Và quá trình mọc răng sữa tiếp đó của trẻ sơ sinh sẽ thường kéo dài đến khi trẻ mọc đủ 20 chiếc răng sữa vào 2-3 tuổi.

Sau đây là cụ thể về thứ tự mọc răng sữa của trẻ:

– Chiếc răng cửa thứ nhất (hàm răng dưới): mọc khi 6-6.5 tháng.

– Chiếc răng cửa thứ nhất (hàm răng trên): mọc khi 7-8 tháng.

– Chiếc răng cửa thứ hai (hàm dưới): mọc khi 7-10 tháng.

– Chiếc răng cửa thứ hai (hàm trên): mọc khi 8-12 tháng.

– Chiếc răng hàm thứ nhất (hàm dưới): mọc khi 12-16 tháng.

– Chiếc răng hàm thứ nhất (hàm trên): mọc khi 13-19 tháng.

– Chiếc răng nanh (hàm dưới): mọc khi 14-20 tháng.

– Chiếc răng nanh (hàm trên): mọc khi 16-22 tháng.

– Chiếc răng hàm thứ hai (hàm dưới): mọc khi 20-32 tháng.

– Chiếc răng hàm thứ hai (hàm trên): mọc khi 25-33 tháng.

2. Trẻ 4 tháng mọc răng chưa?

2.1 Trẻ 4 tháng tuổi bắt đầu mọc răng có sớm không?

Theo ước tính trung bình, trẻ tới tháng thứ 6 mới bắt đầu mọc lên chiếc răng thứ nhất. Cho tới khi bé được khoảng 12 tháng sẽ có 6 răng đã mọc hoàn thiện. Và sâu 24 tháng, 20 chiếc răng sữa sẽ hoàn chỉnh mọc lên. Tuy nhiên như đã nói, khoảng thời gian mọc răng cụ thể của trẻ không cố định như nhau.

Với câu hỏi trẻ 4 tháng mọc răng chưa thì một số trường hợp khi trẻ mới tháng thứ 4 hay 5 đã có hiện tượng răng nhú lên. Cùng với đó, có những trẻ tới 1 tuổi răng mới mọc. Do đó, việc trẻ 4 tháng tuổi mọc răng không phải tình trạng hiếm gặp, cha mẹ không cần lo lắng quá. Việc cần ưu tiên là cha mẹ chăm sóc, quan tâm kỹ trong quá trình trẻ mọc răng để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt, phát triển ổn định.

2.2 Biểu hiện khi trẻ 4 tháng tuổi bắt đầu mọc răng

4 tháng mọc răng

Trong quá trình mọc răng, trẻ sẽ thất ngứa lợi, hơi đau nhức, chảy nhiều dãi, …

Việc trẻ 4 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng được xem là khá sớm. Khi răng bắt đầu mọc, trẻ sẽ có những biểu hiện chung điển hình như sau:

– Trẻ chảy nước dãi: Quá trình trẻ mọc răng sẽ kích thích sự chảy nước dãi trong khoang miệng bé. Nước dãi trong khoang miệng nhiều sẽ tự đẩy ra ngoài khiến rớt dãi nhiều hơn bình thường.

– Trẻ thích nhai, nghiến đồ vật hơn: Điều này là vì áp lực khi mầm răng xuyên qua nướu. Từ đó, trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa lợi.

– Trẻ biếng ăn hơn: Nguyên do của tình trạng này là khi mọc răng, trẻ sẽ đau nhức và có thể sốt. Vì vậy, trẻ sẽ trở nên biếng ăn hơn, chán ăn.

– Trẻ có thể bị ho: Khi nước dãi trong miệng trẻ nhiều sẽ khiến trẻ thấy khó chịu. Từ đó, trẻ sẽ xuất hiện tình trạng ho nhiều hơn.

3. Những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian trẻ mọc răng

Trên thực tế, việc trẻ mọc răng sớm hay chậm còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Sau đây là 3 yếu tố điển hình ta thường gặp phải:

– Yếu tố về di truyền: Trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi gen di truyền của người trong gia đình. Nếu như bố, mẹ hay ông, bà của trẻ mọc răng sớm khi còn nhỏ, trẻ cũng có khả năng thừa hưởng điều này.

– Yếu tố về dinh dưỡng: Đây là một trong những điều rất quan trọng, tác động tới tới thời gian trẻ sẽ mọc răng. Nếu như trẻ được cung cấp đủ dưỡng chất thì khả năng mọc răng đúng thời điểm sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu cơ thể trẻ không có đủ dinh dưỡng thì khả năng bị mọc răng chậm là rất cao.

– Thiếu vitamin D và canxi: Việc trẻ thiếu vitamin D và canxi sẽ khiến quá trình mọc răng chậm. Tình trạng này thường là do một số nguyên nhân trong quá trình chăm sóc trẻ. Điển hình như trẻ bị sinh thiếu tháng, không được tắm nắng dẫn tới cơ thể không có đủ vitamin D và canxi cho cơ thể.

mọc răng

Trong thời kỳ mọc răng, cha mẹ nên chú ý hơn tới việc làm sạch răng nướu cho trẻ

4. Cách chăm sóc trẻ trong thời kỳ mọc răng

Trong quá trình theo dõi trình tự mọc răng của bé, điều quan trọng là cha mẹ cần chăm sóc răng miệng trẻ đúng cách. Sau đây là một số lưu ý cần làm theo:

– Nấu chín, mềm thức ăn: Điều này sẽ hỗ trợ quá trình ăn dặm của trẻ. Đồng thời, ta cần theo dõi khi bé ăn để tránh bị nghẹn hay bị sặc.

– Chải răng, vệ sinh nướu cho bé kĩ lưỡng: Khi bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, ta cần cho bé thực hiện chải răng tối thiểu mỗi ngày 2 lần. Đặc biệt, việc chải răng nên tiến hành sau khi ăn. Sử dụng loại bàn chải mềm hoặc bông gạc thấm nước muối ấm, thao tác phù hợp sẽ giúp việc vệ sinh răng miệng tốt hơn.

– Hạn chế cho bé uống các loại sữa, nước trái cây trước khi đi ngủ: Trước khi ngủ, việc uống nước trái cây hay sữa có thể ảnh hưởng tới men răng của trẻ. Việc hạn chế sẽ giúp tránh tình trạng nướu sưng hay nguy cơ sâu răng.

– Giảm tình trạng đau răng cho trẻ: Khi bé bắt đầu mọc răng sữa, những cơn đau nhức, khó chịu sẽ xuất hiện. Khi đó, cha mẹ cần nhớ vệ sinh khoang miệng cho trẻ đúng cách. Điều này sẽ giúp trẻ không bị chán ăn, bỏ ăn hay đau đớn do nướu bị sưng. Trong trường hợp bé bị đau, khóc, cha mẹ có thể cho bé uống nước để làm dịu bớt cảm giác đau nhức, khó chịu.

Trên đây là một vài những thông tin cần thiết cho cha mẹ về vấn đề trẻ 4 tháng mọc răng chưa. Và làm sao để chăm sóc trẻ phù hợp trong quá trình mọc răng. Hy vọng qua đây, các bậc phụ huynh đã có cho mình những thông tin bổ ích, hỗ trợ quá trình bảo vệ, chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé luôn tốt, khỏe mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital