Trật khớp háng phải làm sao?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Trật khớp háng là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng. Vậy trật khớp háng phải làm sao? Bạn có tham khảo những thông tin dưới đây.

  • Phải làm gì khi bị bong gân, trật khớp để TRÁNH Hậu Quả Nghiêm Trọng
  • Những dấu hiệu nhận biết bệnh trật khớp
Trật khớp háng: Dấu Hiệu nhận viết và Phương pháp Điều trị 1

Trật khớp háng là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng.

Dấu hiệu cho biết bạn trật khớp háng

Những dấu hiệu và triệu chứng của trật khớp háng bao gồm:

  • Đi lại khó khăn;
  • Đi khập khiễng;
  • Đau đầu gối;
  • Đau hông, hông trở nên cứng, khó di chuyển;
  • Bên chân bị đau có thể bị xoay ra ngoài và nhìn ngắn hơn chân còn lại;
  • Cơn đau có thể xảy ra ở hông, đôi khi cũng có thể thấy đau ở háng, đùi hoặc đầu gối. Cơn đau sẽ tệ hơn nếu chạy, nhảy hoặc vặn mình;
  • Nếu trật khớp háng xảy ra sau khi ngã hoặc bị thương thì sẽ bị đau đột ngột và dữ dội, tương tự như khi bị gãy chân.
Trật khớp háng: Dấu Hiệu nhận viết và Phương pháp Điều trị 2

Trật khớp háng làm giảm khả năng vận động của người bệnh

Trật khớp háng phải làm sao?

Điều trị trật khớp bằng phương pháp phẫu thuật nhằm ổn định xương bằng ghim hoặc đinh vít, giúp ngăn chặn khớp hông bị trượt hoặc di chuyển ra khỏi vị trí.

Người bệnh có thể cần dùng nạng hoặc xe lăn trong 5-6 tuần sau khi phẫu thuật. Sau khi bình phục, người bệnh có thể dần dần bắt đầu các hoạt động bình thường trở lại, bao gồm cả chơi thể thao.

Biến chứng nghiêm trọng nhất là hoại tử do mất lượng máu cung cấp cho xương, dẫn đến xương bị chết và có thể gãy xương.  Người bệnh có thể cần phẫu thuật như chỉnh sửa hông hoặc thay thể toàn bộ hông càng sớm càng tốt.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Trật khớp háng: Dấu Hiệu nhận viết và Phương pháp Điều trị 3

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi trật khớp

Nếu bị trật khớp háng, bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt sau:

  • Đảm bảo người bệnh được hướng dẫn cách sử dụng nạng;
  • Theo dõi triệu chứng của bệnh bắt đầu ở hông bên kia;
  • Gọi bác sĩ nếu cảm thấy đau ở hông hoặc đầu gối;
  • Duy trì cân nặng hợp lý. Người bị thừa cân có nguy cơ bị trật khớp háng cao hơn.

Nếu cần tư vấn về bệnh trật khớp háng đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0936 388 288 hoặc 1900 558892 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital