Tràn dịch màng tinh hoàn là gì?

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Nhiều đấng nam nhi chắc hẳn vẫn chưa biết tràn dịch màng tinh hoàn là gì. Mặc dù tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản ở nam giới. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về tràn dịch màng tinh hoàn giúp phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời căn bệnh này, hạn chế tối đa các biến chứng đáng tiếc.

Tràn dịch màng tinh hoàn phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới ở mọi lứa tuổi.

Tràn dịch màng tinh hoàn phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới ở mọi lứa tuổi.

Tràn dịch màng tinh hoàn gì?

Tràn dịch màng tinh hoàn là tình trạng ứ đọng mủ, máu hoặc dịch giữa hai lá của màng tinh hoàn do màng tinh hoàn bị tổn thương. Tình trạng này phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới ở mọi lứa tuổi.

Nguyên nhân gây tràn dịch màn tinh hoàn

Có nhiều nguyên nhân gây nên xuất tiết dịch ở màng tinh hoàn, ví dụ:

  • Nhiễm trùng các vi khuẩn gây bệnh ở đường sinh dục, tiết niệu như E.coli, lậu, giang mai; các chủng liên cầu, tụ cầu, đặc biệt là vi khuẩn lao; nhiễm các ký sinh trùng như giun chỉ, nấm…
  • Các bệnh toàn thân cũng có thể gây tràn dịch màng tinh hoàn như suy tim, xơ gan, suy thận…
  • Ung thư, chấn thương hoặc phản ứng viêm ở tinh hoàn, mào tinh hoàn.

Triệu chứng tràn dịch màng tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh hoàn là gì

Triệu chứng thường gặp của tràn dịch màng tinh hoàn là một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn bị sưng nhưng không đau.

Triệu chứng thường gặp của tràn dịch màng tinh hoàn là một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn bị sưng nhưng không đau.
Những biểu hiện tràn dịch màng tinh hoàn xuất hiện từ từ và tiềm ẩn, không gây ra đau đớn. Người bệnh có thể nhận thấy túi dịch dần dần to lên, lớp da bên ngoài không thay đổi về màu sắc và độ đàn hồi. Thậm chí có trường hợp túi bìu chỉ to hơn bình thường một chút, rất khó để phát hiện nếu không để ý. Nếu tích tụ quá nhiều dịch, người bệnh có thể cảm thấy bìu căng như một quả bóng nước, tinh hoàn bị đè đẩy, đôi khi có cảm giác như tinh hoàn biến mất.
Trường hợp viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn, màng tinh hoàn cũng có thể bị kích thích và tiết dịch. Người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như đau dữ dội kèm theo tinh hoàn, mào tinh hoàn sưng to.

Chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn

Để chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng. Tràn dịch màng tinh hoàn sẽ gây sưng bìu nhưng không gây đau đớn cho người bệnh.
Một cách đơn giản khác để kiểm tra là dùng đèn pin rọi xuyên qua bìu. Phương pháp này giúp bác sĩ xác định xem có dịch ở trong bìu hay không. Nếu dịch tràn nhiều, ánh sáng dễ dàng đi qua. Tuy nhiên nếu sưng bìu là do một khối rắn (u), thì ánh sáng sẽ không đi qua được.
Bác sĩ cũng có thể ép vào bụng để kiểm tra, phân biệt với tình trạng thoát vị bẹn. Người bệnh có thể cần phải lấy mẫu máu hoặc nước tiểu để chẩn đoán các bệnh lý gây nhiễm trùng. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm để kiểm tra loại trừ chứng thoát vị bẹn, khối u hoặc bất cứ nguyên nhân nào khác gây sưng bìu.

Tràn dịch màng tinh hoàn là gì

hỗ trợ điều trị tràn dịch màng tinh hoàn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.

hỗ trợ điều trị tràn dịch màng tinh hoàn

Việc hỗ trợ điều trị là không cần thiết nếu tràn dịch màng tinh hoàn không thay đổi kích thước. Ở trẻ em nếu sau 1 năm mà tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn không tự biến mất thì cần phải phẫu thuật để lấy ra.
Chọc hút dịch màng tinh hoàn cũng có thể được áp dụng tuy nhiên phương pháp này dễ tái phát và sau đó người bệnh vẫn cần phải phẫu thuật. Chọc hút chỉ áp dụng cho những bệnh nhân bị tràn dịch màng tinh hoàn nhưng không thể phẫu thuật vì nguy cơ nhiễm trùng và tái phát.
Nếu tràn dịch màng tinh hoàn khiến bìu sưng càng ngày càng to, gây khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ màng tinh hoàn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital