Trám răng là kỹ thuật nha khoa khá đơn giản và phổ biến. Hàn trám có thể khắc phục được tình trạng trong nhiều trường hợp, giúp răng khôi phục hình dáng ban đầu. Vậy trám răng thẩm mỹ bao nhiêu tiền và đâu là những yếu tố ảnh hưởng tới chi phí thực hiện này?
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là trám răng thẩm mỹ?
Trám răng thẩm mỹ là một kỹ thuật nha khoa giúp phục hồi hình dáng răng. Cùng với đó chức năng ăn nhai của răng cũng sẽ được bảo toàn. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp ngăn chặn tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào răng. Từ đó, tình trạng sâu, viêm nhiễm nặng hơn sẽ được ngăn ngừa.
Thực hiện trám răng, bác sĩ sẽ lấp đầy khoảng trống trên răng bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Bên cạnh đó, răng sẽ không cần mài bớt hay chụp răng. Do đó, trám răng sẽ không gây bất kì ảnh hưởng nào tới cấu trúc răng thật.
Nhờ nhiều ưu điểm, trám răng thẩm mỹ trở thành phương pháp điều trị nha khoa phổ biến:
– Cải thiện được về tính thẩm mỹ của răng.
– Thời gian tiến hành trám răng khá nhanh chóng.
– Cải thiện được về chức năng ăn nhai thức ăn của răng.
– Điều trị được bệnh lý trên răng.
2. Những trường hợp nào nên điều trị bằng trám răng thẩm mỹ
2.1 Những trường hợp có thể thực hiện phương pháp trám răng thẩm mỹ
Sau đây là những trường hợp có thể thực hiện trám răng thẩm mỹ để điều trị:
– Răng bị sâu hoặc chớm sâu, chưa ảnh hưởng nghiêm trọng tới tủy răng.
– Răng bị thưa, hở kẽ nhỏ, mòn men răng.
– Răng bị thiểu sản men răng, bị mòn cổ chân răng.
– Răng bị khấp khểnh, không đều mức độ nhẹ.
– Răng bị mẻ, vỡ do chấn thương ở mức độ nhẹ.
2.2 Những trường hợp không nên hoặc không thể thực hiện trám răng thẩm mỹ
Trong một số trường hợp, phương pháp trám răng thẩm mỹ không nên hoặc không thể được áp dụng điều trị:
– Răng đã bọc sứ nhưng bị mẻ do vật liệu trám răng thông thường thường không tương thích với răng sứ.
– Răng bị sâu, nứt, vỡ quá nghiêm trọng. Khi đó tùy theo tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp hơn: bọc răng sứ, trồng răng giả, …
– Bệnh nhân bị dị ứng với các vật liệu hàn trám: GIC, Eugenate, Composite, …
– Phần răng bị tổn thương nằm ở vị trí yêu cầu cao về tính thẩm mỹ. Khi đó, hàn trám răng có thể không đáp ứng được tiêu chí này.
3. Trám răng thẩm mỹ thường giữ được bao lâu?
Việc trám răng thẩm mỹ có thể giữ được bao lâu còn phụ thuộc vào vật liệu hàn trám được sử dụng. Cụ thể:
– GIC: Tính thẩm mỹ không quá cao, giá thành tốt.
– Composite: Đây là loại vật liệu có độ chịu lực tốt. Tính thẩm mỹ của vật liệu này được đánh giá cao nhờ màu sắc tương đồng răng thật. Do đó, Composite sẽ phù hợp thực hiện với các vị trí răng cửa. Vết trám Composite có độ bền có thể duy trì 2-3 năm.
– Vàng: Vàng là chất liệu có thể chịu đựng sức nhai bình thường đồng thời có tuổi thọ cao. Độ bền của miếng trám vàng có thể lên tới 10-15 năm nếu được chăm sóc phù hợp.
Bên cạnh đó, tuổi thọ của miếng trám răng thẩm mỹ còn phù thuộc vào nha khoa thực hiện, tay nghề bác sĩ và chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp.
4. Thực hiện trám răng thẩm mỹ bao nhiêu tiền
4.1 Chi phí thực hiện trám răng thẩm mỹ
Hiện nay, chi phí thực hiện hàn răng thẩm mỹ của mỗi ca bệnh là không giống nhau. Tổng chi phí có thể chỉ vài trăm nghìn đồng nhưng cũng có thể tới vài triệu đồng tùy theo tình trạng cụ thể. Điều này còn phụ thuộc vào một số những yếu tố khác nhau. Và để đảm bảo miếng trám thẩm mỹ có thể sử dụng bền, chi phí tối ưu, ta nên lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện. Trước khi tiến hành hàn răng, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị cũng như mức chi phí cho người bệnh.
4.2 Những yếu tố tác động chi phí trám răng thẩm mỹ
Một số yếu tố tác động tới chi phí thực hiện trám răng thẩm mỹ như:
– Chất liệu trám răng: Trên thị trường hiện nay có nhiều chất liệu trám răng khác nhau. Trong đó mỗi chất liệu sẽ có những đặc điểm, ưu điểm cũng như hạn chế. Tùy vào chất liệu được lựa chọn sử dụng mà chi phí thực hiện hàn trám cũng sẽ có sự chênh lệch.
– Tình trạng sức khỏe răng hiện tại: Nếu ta chỉ đơn thuần thực hiện trám răng vào những vùng răng bị mẻ, vỡ hay thưa nhẹ thì chi phí thực hiện sẽ phục thuộc vào chất liệu và số lượng răng cần thực hiện. Tuy nhiên, nếu người bệnh cần hàn trám răng trong các trường hợp như răng bị sâu nặng, răng bị viêm tủy nặng, … thì sẽ cần thêm chi phí để điều trị bệnh lý.
– Hình thức trám răng: Trám răng có 2 hình thức cơ bản là trám trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong đó, phương pháp gián tiếp sẽ áp dụng trong trường hợp những lỗ lớn trên răng hoặc răng bị nhiều khuyết điểm. Với phương pháp này, kỹ thuật đòi hỏi cao cùng chất liệu sứ nguyên chất nên chi phí thực hiện cũng cao hơn.
5. Một số điều cần lưu ý sau khi thực hiện hàn trám răng
Để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, việc chăm sóc sau khi trám răng là rất quan trọng. Cụ thể, ta cần lưu ý những điều sau:
– Không nên ăn uống ngay sau khi vừa hàn răng: Ta cần cho chất liệu trám có thời gian để đông cứng hoàn toàn. Tốt nhất, người bệnh nên ăn sau khoảng 2 tiếng thực hiện.
– Không nên ăn những món cứng, dai, những đồ quá nóng hay quá lạnh. Điều này sẽ dễ gây kích thích hoặc làm vỡ miếng hàn.
– Hạn chế sử dụng những thực phẩm không tốt cho men răng như trà, cà phê, …
– Thực hiện vệ sinh răng nhẹ nhàng, đúng cách, không thao tác quá mạnh.
Bài viết trên đã làm rõ cho ta thấy trám răng thẩm mỹ bao nhiêu tiền và những yếu tố tác động tới mức chi phí này. Nhìn chung, để đảm bảo an toàn, hiệu quả, tối ưu, minh bạch về chi phí thực hiện, ta nên lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, máy móc, thiết bị hiện đại.