Trầm cảm khi mang thai – nỗi lo của các mẹ bầu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Trầm cảm khi mang thai không hiếm gặp nhưng lại chưa được các mẹ bầu nhận thức đầy đủ. Bài viết sau sẽ cung cấp cho các mẹ những kiến thức liên quan đến chủ đề này.Trầm cảm khi mang thai – nỗi lo của các mẹ bầu

Trầm cảm khi mang thai là thế nào?

Mang thai là giai đoạn có nhiều sự thay đổi về cơ thể, suy nghĩ và lối sống đối với phụ nữ. Nếu như không có sự chuẩn bị trước một cách kỹ lưỡng có thể dẫn đến một số điều đáng tiếc. Theo thống kê, có ít nhất 10% sản phụ bị bệnh trầm cảm khi mang thai và thực tế còn cao hơn. Bởi đa số các mẹ cố gắng che đậy cảm giác của mình hoặc không biết rằng mình cũng đang bị trầm cảm khi mang bầu. Theo đó, trầm cảm là một rối loạn cảm xúc nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ mang thai và em bé.

Trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai

Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai

Dưới đây là một số những triệu chứng cảnh báo nguy cơ bị trầm cảm khi mang thai mà chị em phải chú ý:

Luôn cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng chán nản, thất vọng hoặc trống rỗng

Dễ nổi cáu vô cớ, bối rối, lo âu hoặc thường xuyên khóc không lý do

Giảm hứng thú hoặc mất hẳn với mọi thứ xung quanh, kể cả với những thứ trước đây bản thân rất yêu thích.

Kích thích tăng động hoặc chậm chạp hơn hẳn so với trước

Nhịp tim tăng, có hiện tượng choáng ngất, khó thở, cảm giác giống như bị suy tim hay có cái gì đó đang tấn công mình.

Dù những triệu chứng của người bị trầm cảm khi mang thai cũng không giống nhau hoàn toàn nhưng nếu quan sát và có kiến thức thì cũng có thể sớm nhận ra.

Trầm cảm khi mang thai 3 tháng đầu

Trầm cảm khi mang thai 3 tháng đầu

Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến trầm cảm khi mang thai. Cụ thể như sau:

Do hormone

Nhiều chuyên gia cho rằng thủ phạm chính gây ra trầm cảm khi mang thai là do có sự thay đổi hormone khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn. Nội tiết tố thay đổi khiến cảm xúc của sản phụ thay đổi theo hướng mạnh hơn với các vấn đề xung quanh.

Yếu tố về tình cảm

Có thể mẹ bầu phải chịu những ức chế vì mâu thuẫn, cãi vã với chồng hoặc những người xung quanh kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm khi mang thai.

Yếu tố nguy cơ

Tiền sử đã mắc bệnh trầm cảm trước khi mang thai

Gia đình có người bị trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực

Sản phụ phụ không nhận được sự quan tâm đầy đủ của gia đình và xã hội

Mẹ bầu không nhận được sự quan tâm đầy đủ từ gia đình dễ dẫn tới trầm cảm

Mẹ bầu không nhận được sự quan tâm đầy đủ từ gia đình dễ dẫn tới trầm cảm

Trầm cảm khi mang thai – Nguy mẹ, hại con!

Việc bị trầm cảm khi mang thai không chỉ hại đến sức khỏe mẹ bầu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, đôi khi dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Có thể gây ra bệnh trầm cảm sau sinh

Đối mặt với nguy cơ đẻ non, thai nhi phát triển không tốt; em bé sau khi sinh cũng có thể gặp phải một số chứng bệnh như tự kỷ, chậm phát triển.

Ngoài ra, việc mẹ bầu bị trầm cảm có thể khiến những suy nghĩ, lời nói, hành vi…của mẹ không được tỉnh táo và gây ra hậu quả khôn lường.

Điều trị bệnh trầm cảm khi mang thai

Điều trị trầm cảm khi mang thai cần có sự phối hợp của các bác sĩ chuyên ngành sản khoa, nội khoa, tâm thần, tâm lý và tất nhiên không thể thiếu gia đình hay bạn bè sản phụ.

Liệu pháp tâm lý

Ưu tiên những việc làm mà mẹ bầu yêu thích, không nên gò ép bản thân theo ý kiến của ai.

Tâm sự, chia sẻ những nỗi lo hay nói chuyện nhiều hơn với mọi người xung quanh

Nghỉ ngơi và ngủ đủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày để cơ thể hồi phục năng lượng

Mẹ bầu hãy thư giãn và làm những điều mình thích

Mẹ bầu hãy thư giãn và làm những điều mình thích

Sử dụng thuốc

Chị em không được tùy ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Khi kê đơn thuốc, bác sĩ cũng cân nhắc những yếu tố để không ảnh hưởng đến thai nhi nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Trầm cảm khi mang thai có thể xảy ra với bất cứ ai nên các mẹ bầu đừng chủ quan. Hãy giữ cho tinh thần thật thoải mái, tránh xa căng thẳng và tìm người sẵn sàng chia sẻ, tâm sự với mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.

Xem thêm

>> Mang thai tháng đầu đau bụng dưới

> Giảm ham muốn khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital