Top 9 điều cần kiêng cữ sau đẻ mổ, nhất định đừng bỏ qua

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua rất nhiều biến đổi. Sức đề kháng, hệ miễn dịch, hoạt động, chức năng của các cơ quan sinh dục, sinh sản cũng kém đi. Bởi vậy, thời gian phục hồi sau sinh là thời gian tốt nhất để chị em cân bằng lại toàn bộ sức khỏe lẫn thể trạng của bản thân. Dưới đây là một số điều cần kiêng cữ sau đẻ mổ mà sản phụ nhất định phải nắm rõ.

1. Cần kiêng cữ sau đẻ mổ bao lâu?

Đẻ mổ là phương pháp hỗ trợ mẹ bầu sinh con bằng việc thực hiện một cuộc phẫu thuật kéo dài khoảng 45 phút. Trước đây, có khá nhiều mẹ bầu còn tỏ ra lo ngại trước một số hạn chế của phương pháp đẻ mổ như lo lắng về việc vết thương bị nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc tê tới thai nhi,…

Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện nay, việc sử dụng các phương pháp gây tê tủy sống, kháng sinh, thiết bị vô trùng, phòng sinh được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ việc sinh nở, sẵn sàng cho các diễn biến bất ngờ trong quá trình “vượt cạn”, sinh mổ lại trở thành sự lựa chọn của nhiều ca sinh khó.

Trong quá trình mổ lấy thai, các bác sĩ sẽ thực hiện một vết rạch dọc hoặc ngang. Nếu là vết rạch dọc, độ dài khoảng từ rốn đến đường chân lông mu. Nếu là vết rạch ngang, độ dài rơi vào khoảng 10cm, ngay trên đường chân lông mu. Mổ ngang thường được ứng dụng nhiều hơn vì nó nhanh phục hồi và không làm cho sản phụ bị mất máu quá nhiều.

Bởi vậy, các mẹ bầu cần chú trọng nhất đến việc chăm sóc và giữ gìn để vết mổ sau sinh nhanh lành. Các bác sĩ Sản khoa thường khuyên sản phụ nên cố gắng kiêng cữ trong khoảng 45 ngày sau sinh. Đây là khoảng thời gian tối thiểu để những tổn thương tạm ổn định. Tuy nhiên, các mẹ càng kiêng cữ lâu, sức khỏe càng được đảm bảo.

Kiêng cữ sau đẻ mổ là việc cần thiết để các mẹ nhanh chóng bình phục, ổn định trạng thái cơ thể

Kiêng cữ sau đẻ mổ là việc cần thiết để các mẹ nhanh chóng bình phục, ổn định trạng thái cơ thể

2. Cần làm gì để phục hồi tốt sau đẻ mổ?

Sau sinh mổ, các mẹ cần đặc biệt chú ý tới vết mổ. Chăm sóc vết mổ nhanh lành, không bị nhiễm trùng, sưng tấy hay để lại sẹo là điều mà chúng ta cần đặc biệt lưu ý.

2.1. Tránh nằm ngửa

Tư thế nằm của chị em có thể hỗ trợ cho việc phục hồi vết mổ sau sinh. Trong thời gian đầu sau sinh mổ, mẹ nên nằm ngửa để vết mổ được ổn định. Tuy nhiên, sau đó, chị em hãy trở mình nằm nghiêng, dần dần hạn chế nằm ngửa vì tư thế này sẽ khiến cho tử cung co thắt dữ dội, gây ra những cơn đau. Ngoài ra, các mẹ có thể áp dụng tip nằm kê gối sau lưng để thấy thoải mái hơn.

2.2. Kiêng cữ sau đẻ mổ – Không nằm quá nhiều

Sau khi sinh mổ, các mẹ không nên nằm một chỗ quá nhiều. Thường sau sinh mổ 1 ngày, mẹ có thể hoạt động, vận động nhẹ nhàng để kích thích hệ tiêu hóa, phòng tránh tĩnh mạch tắc nghẽn cùng nguy cơ bị dính ruột.

2.3. Không ăn quá no

Trong thời gian sau sinh mổ, ruột và dạ dày của mẹ vẫn chưa thể phục hồi hoạt động, trạng thái bình thường. Bởi vậy, nếu ăn quá no, các mẹ sẽ dễ bị đầy bụng, táo bón, thậm chí ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ tiêu hóa sau này.

2.4. Không tắm bằng nước lạnh

Sau sinh, cơ thể của sản phụ chưa phục hồi, miễn dịch và đề kháng kém, dễ cảm, nhiễm trùng. Vì vậy, trong thời gian phục hồi, các mẹ cần chú ý đến việc kiêng cữ sau đẻ mổ không nên tắm bằng nước lạnh để giúp cơ thể luôn trong trạng thái ổn định. Đặc biệt, các mẹ cần lưu ý tránh chà xát hay tác động tới vết mổ.

2.5. Kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ tanh

Sau khi sinh mổ, hệ tiêu hóa của mẹ rất kém, việc chuyển hóa thức ăn cũng không dễ dàng. Những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ có thể kích thích dạ dày, khiến cho các mẹ bị đầy hơi, khó tiêu, nghiêm trọng hơn là đau bụng, tiêu chảy, gây co thắt và ảnh hưởng đến vết mổ.

Đồ tanh có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, khiến cho hệ tiêu hóa của bé bị ảnh hưởng. Vì vậy, trong thời gian này, các mẹ nên đặc biệt tránh xa một số món ăn như: hải sản, thức ăn nhanh, đồ ăn có nhiều chất bảo quản, đồ chiên rán ngập dầu, ớt, tiêu,… và tăng cường sử dụng thêm đường đỏ, thực phẩm giàu sắt, trái cây, rau củ,…

2.6. Kiêng cữ sau đẻ mổ – Quan hệ tình dục quá sớm

Rất nhiều mẹ vì muốn “chiều” chồng mà xem nhẹ vấn đề thời gian quan hệ tình dục sau sinh mổ. Quan hệ sớm, khi các cơ quan sinh dục, đặc biệt là âm đạo và tử cung chưa phục hồi, ổn định có thể gây ra rất nhiều hậu quả khó lường. Đặc biệt, trong quá trình quan hệ, chị em có thể vô tình khiến vết mổ bị tác động, kéo dài thời gian phục hồi.

Tốt nhất, các mẹ nên kiêng từ 6 tuần đến 1 tháng mới quan hệ để cơ thể được bình phục hoàn toàn.

Quan hệ tình dục sớm không tốt cho quá trình phục hồi của phụ nữ sau sinh

Quan hệ tình dục sớm không tốt cho quá trình phục hồi của phụ nữ sau sinh

2.7. Không nịt bụng, tác động tới vùng bụng sau sinh

Nhiều mẹ tự ti về hình thể sau sinh, tìm cách để cải thiện số đo vòng hai. Trong đó, phương pháp nịt bụng đang được rất nhiều người ứng dụng. Nịt bụng quá sớm khiến cho không chỉ tổn thương bên ngoài mà cả hệ tiêu hóa, ruột, dạ dày bên trong cũng bị ảnh hưởng.

Nịt bụng còn có thể gây nhiễm trùng tại vết mổ do bí hơi, cọ xát, tác động lực quá nhiều. Máu khó lưu thông cũng không tốt cho sự phục hồi của vết mổ. Vậy nên, các mẹ cần chú ý trong việc sử dụng nịt bụng, tốt nhất chỉ nên sử dụng sau 1 đến 2 tháng sau sinh mổ.

3. Một số trường hợp cần chú ý sau sinh mổ

Sau sinh mổ, mẹ cần chú ý đến một vài vấn đề có thể gặp phải. Cụ thể:

– Bị sốt, nhiều ngày không hạ: Đây có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng. Vết mổ sau sinh rất dễ bị tổn thương, vì vậy cần đặc biệt chú ý để tránh vi khuẩn tấn công, gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi cũng như ổn định sức khỏe của mẹ.

– Sản dịch: Sản dịch là hiện tượng bình thường sau sinh. Tuy nhiên, nếu sản dịch kéo dài hoặc có mùi hôi bất thường, mẹ bầu cần đi khám ngay để sớm phát hiện những vấn đề tiềm ẩn.

– Vết mổ tấy, sưng, có dịch: Vết mổ sưng tấy, cảm giác đau và có mủ, dịch là dấu hiệu của việc nhiễm trùng. Vậy nên, các mẹ cần chú ý kiểm tra, vệ sinh vết mổ thường xuyên, đúng cách, chỉ sử dụng những loại thuốc, sản phẩm mà bác sĩ chỉ định.

Phụ nữ sau đẻ mổ cần chú ý giữ gìn thân thể, sức khỏe để đảm bảo quá trình phục hồi tốt nhất, chăm sóc con phát triển trong những năm tháng đầu đời

Phụ nữ sau đẻ mổ cần chú ý giữ gìn thân thể, sức khỏe để đảm bảo quá trình phục hồi tốt nhất, chăm sóc con phát triển trong những năm tháng đầu đời

Với những thông tin này, chắc hẳn các mẹ sẽ có thêm kiến thức, kinh nghiệm về việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là kiêng cữ sau đẻ mổ. Tại Thu Cúc TCI, các mẹ bầu sẽ được thăm khám, chăm sóc, hướng dẫn cụ thể cách vệ sinh, giữ gìn vết mổ sau sinh. Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tại Thu Cúc TCI có nhiều năm kinh nghiệm, từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn có thể hỗ trợ chị em rất nhiều khi gặp phải những vấn đề hậu sản.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital