Tìm hiểu ý nghĩa của phương pháp xét nghiệm đông máu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm

Hiện nay, tình trạng rối loạn đông máu – cầm máu là một bệnh lý có thể gặp ở bất kỳ lúc nào. Do đó, việc chỉ định thực hiện xét nghiệm đông máu hợp lý sẽ giúp bác sĩ đánh giá loại bệnh và mức độ tình trạng bất thường trong cơ thể.

1. Khái quát chung về xét nghiệm kiểm tra tình trạng đông máu

Cơ chế đông máu – cầm máu của con người bao gồm 3 thành phần chính là: co mạch, tiểu cầu lớp nội mạc tạo nút cầm máu và hoạt hóa quá trình đông máu. Trong đó, yếu tố cuối cùng cũng được chia thành: đông máu nội sinh, đông máu ngoại sinh và đông máu chung.

Xét nghiệm tình trạng đông máu toàn bộ là các xét nghiệm tương ứng với từng giai đoạn của quá trình trên. Ví dụ như cầm máu kỳ đầu, đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết. Hiện nay, hầu như các xét nghiệm máu đông đều được tiến hành bằng hệ thống máy móc tự động dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên môn. Có hai hình thức kiểm tra chính là xét nghiệm cơ bản và nâng cao (chuyên sâu).

Các xét nghiệm tổng quát ở mức cơ bản được áp dụng tại hầu hết các bệnh viện và cho ra kết quả về thời gian của máu chảy, nghiệm pháp dây thắt hoặc tình trạng co cục máu đông. Xét nghiệm cơ bản cũng giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn bệnh lý khi phát hiện sự cầm máu bất thường ở kỳ đầu do bệnh nhân đang bị thiếu vitamin C, giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu hoặc các hội chứng rối loạn đông máu.

Các xét nghiệm kiểm tra đông máu chuyên sâu thường bao gồm:

– Xét nghiệm chuyên sâu để kiểm tra chức năng dính cũng như đo độ ngưng tập tiểu cầu.

– Các xét nghiệm như APTT, PT, TT, fibrinogen, số lượng tiểu cầu sẽ dùng để đánh giá tình trạng đông máu huyết tương.

– Xét nghiệm mix test giúp phát hiện sự có mặt của các chất ức chế.

– Xét nghiệm hoạt tính để kiểm tra yếu tố đông máu.

xét nghiệm đông máu ở đâu

Việc thực hiện xét nghiệm kiểm tra đông máu có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán bệnh lý

2. Quy trình thực hiện xét nghiệm đông máu hợp lý

Quy trình thực hiện xét nghiệm kiểm tra đông máu hợp lý thường diễn ra như sau:

– Tiến hành thực hiện các xét nghiệm vòng đầu: Bao gồm các xét nghiệm giúp đánh giá con đường đông máu ngoại sinh và nội sinh (Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa), cũng như giúp đánh giá con đường chung và số lượng tiểu cầu.

– Phân tích, đánh giá kết quả ở vòng đầu: Dựa trên các trị số là dài, bình thường hoặc thấp để tiến hành chẩn đoán bệnh lý hoặc đưa ra chỉ định tiếp tục xét nghiệm ở vòng 2.

– Thực hiện các thăm dò vòng 2: Chủ yếu nhằm mục đích để định lượng yếu tố la mã trong sơ đồ đông máu hoặc giúp đánh giá thời gian máu chảy và một số phát hiện bệnh lý liên quan khác.

– Chẩn đoán tình trạng rối loạn đông máu: Xác định được loại rối loạn, mức độ rối loạn, cũng như giúp phát hiện đặc điểm xuất huyết, bệnh lý kèm theo… Lúc này, bạn cần phải được đánh giá chính xác kết quả xét nghiệm đông máu cơ bản để có hướng xử lý tiếp theo sao cho phù hợp.

Chỉ định xét nghiệm kiểm tra đông máu hợp lý sẽ cho biết chính xác tình trạng đông máu của người bệnh có hoạt động tốt hay không. Đây là quá trình cần thiết đối với trường hợp bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật hoặc cần phải cầm máu.

xét nghiệm đông máu tại hà nội

Việc thực hiện xét nghiệm này cần được tiến hành một cách cẩn thận và đảm bảo độ chính xác cao

3. Ý nghĩa của phương pháp xét nghiệm này

3.1. Xét nghiệm đông máu giúp tìm ra nguyên nhân chảy máu bất thường

Nhờ vào phương pháp này, bác sĩ có thể phát hiện hoặc loại trừ được nguyên nhân trong trường hợp người bệnh không dùng thuốc chống đông máu, nhưng lại có dấu hiệu của việc bị rối loạn xuất huyết. Một số biểu hiện chảy máu bất thường hay được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm này là:

– Người bệnh bị chảy máu cam

– Người bị chảy máu nướu răng

– Xuất hiện vết bầm tím không rõ nguyên do

– Phụ nữ có kinh nguyệt ra nhiều hoặc bị rong kinh

– Ra máu khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện

– Người bị viêm khớp do xuất huyết trong khớp

– Người bị suy giảm thị lực một cách đột ngột

3.2. Xét nghiệm giúp lựa chọn phác đồ điều trị dựa trên kết quả

Bước đầu tiên được bác sĩ áp dụng khi gặp các trường hợp trên đó là tiến hành thu thập thông tin thăm khám các triệu chứng lâm sàng, cũng như khai thác kỹ càng tiền sử chảy máu bất thường của bệnh nhân và người trong gia đình. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ dựa trên quan sát và lời kể của người bệnh thì chưa đủ cơ sở để có kết luận chính xác về tình trạng rối loạn đông máu của họ. Do đó, chỉ định thực hiện kiểm tra đông máu và đánh giá kết quả giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh.

Thông qua kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sớm nhận biết được tình trạng cũng như diễn biến của bệnh rối loạn đông máu mà người bệnh đang mắc phải một cách chính xác. Nhờ đó, việc đưa ra phương hướng điều trị cũng sẽ phát huy được hiệu quả cao hơn. Bởi nếu tiến hành chẩn đoán sai hoặc có thiếu sót trong khám chữa bệnh thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng bệnh của người mắc rối loạn đông máu.

3.3. Xét nghiệm đông máu giúp đánh giá một số chức năng khác

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp này trước khi phẫu thuật để giúp đánh giá tình trạng đông máu của người bệnh, từ đó giúp đưa ra quyết định có nên tiến hành mổ không, hoặc tiên lượng cho một vài tình huống cần chú ý.

Hơn nữa, phương pháp này còn giúp đánh giá mức độ tiến triển của các bệnh lý về gan như: xơ gan và suy giảm chức năng gan, hoặc những biểu hiện bất thường tại thận, tim, tủy,… và một số hội chứng khác liên quan đến tình trạng rối loạn đông máu.

xét nghiệmđông máu như thế nào

Phương pháp xét nghiệm này mang lại nhiều ý nghĩa cho người bệnh

Xét nghiệm đông máu toàn bộ có thể được thực hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, trước khi phẫu thuật cũng như giai đoạn hậu phẫu nếu cần thiết. Chỉ định xét nghiệm này cần được tuân thủ trình tự theo các bước với việc đánh giá kết quả xét nghiệm mang tính chuyên môn cao. Hiện nay, tại nhiều bệnh viện đã đưa phương pháp này vào các gói khám sức khỏe và tầm soát ung thư để hỗ trợ tối đa cho việc phát hiện chính xác các bệnh lý trên toàn bộ cơ thể. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn cho mình địa chỉ y tế uy tín để tiến hành thăm khám định kỳ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital