Tìm hiểu về sinh thường và sinh mổ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Thị Khanh

Bác sĩ Sản phụ khoa

Bất kỳ mẹ bầu nào cũng có tâm lý hoang mang trước khối kiến thức sinh sản khổng lồ. Một băn khoăn có thể thấy rõ khi các mẹ bầu bước chân vào những tháng cuối thai kỳ là sinh mổ hay sinh thường. Tuy nhiên mỗi phương pháp sinh đều có những ưu và nhược điểm riêng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ cho các mẹ về Tìm hiểu về sinh thường và sinh mổ

sinh-thuong-hay-sinh-mo-la-cau-hoi-ban-khoan-cua-nhieu-me-bau

Sinh thường hay sinh mổ là câu hỏi băn khoăn của nhiều mẹ bầu

Sinh thường “thuận theo tự nhiên” nhưng cũng lắm bất trắc

Sinh thường phương pháp thai nhi chào đời theo lỗ âm đạo của mẹ. Bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu nên sinh thường nếu như tất cả các chỉ số về sức khỏe của mẹ đều đạt ở ngưỡng an toàn như: khả năng rặn đẻ tốt, khả năng giữ và lấy hơi tốt. Em bé không bị sa dây rốn hay suy thai.

Sinh thường có nhiều ưu điểm tốt cho mẹ và bé. Đối với mẹ, việc sinh thường giúp mẹ có nhiều thời gian để chuẩn bị sinh nở. Sau khi sinh có thể đi lại vận động và ăn uống thoải mái hơn và khả năng phục hồi sau sinh cũng nhanh hơn đẻ mổ. Nguồn sữa về rất tự nhiên để kịp thời phục vụ em bé ngay khi chào đời.

Trẻ sơ sinh được “yêu thương” nhiều hơn khi mẹ sinh thường. Ngay sau khi mẹ sinh xong, bé không lo sẽ bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc gây tê, thuốc kháng sinh của mẹ. Em bé có thể gần mẹ ngay và được mẹ cho bú để giúp bé không bị hạ đường huyết, thuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển.

sau-khi-sinh-thuong-me-bau-co-the-khoe-tro-lai-va-cho-con-bu-ngay

Sau khi sinh thường mẹ bầu có thể khỏe trở lại và cho con bú ngay

Bên cạnh đó quá trình em bé đi qua ống sinh sản của người mẹ sẽ thừa hưởng lượng vi khuẩn có lợi trong ống sinh, từ đó tăng cường hệ miễn dịch ban đầu. Theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa sản phụ, trẻ sinh tự nhiên ít có nguy cơ bị ngạt thở hơn trẻ sinh mổ bởi quá trình “vượt ải” thúc đẩy nang phổi trẻ mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp tự động sau khi sinh ra. Đặc biệt khi thai nhi chui qua thành âm đạo hẹp, lồng ngực của bé co bóp mạnh giúp tống xuất dịch trong phổi, nhờ đó giảm viêm phổi sau sinh.

Tuy nhiên sinh thường cũng trở thành một trong những “ác mộng” của mọi người phụ nữ vì quá trình vượt cạn mẹ sẽ mất sức nhiều và phải trải qua cảm giác rặn đau đến tái tê. Vì đây là phương pháp “tự thân”  của mẹ bầu mà không thể áp dụng với tất cả các sản phụ được. Đối với những mẹ mẹ bị tử cung bé, xương chậu hẹp và có vấn đề bất thường trong thai kỳ như nhau tiền đạo… phương pháp sinh thường là không khả thi.

chu-de-cua-ma-la-cau-noi-cua-cac-cu-khi-nhac-den-sinh-thuong

“Chửa đẻ – cửa mả” là câu nói của các cụ khi nhắc đến sinh thường

Trong một số quá trình sinh thường, nếu xảy ra sự cố sẽ khó xử lý hơn vì lúc đó mẹ bầu đã kiệt sức mà có thể thai nhi đã tụt xuống cổ tử cung, khi đó sẽ rất nguy hiểm với thai nhi.

Sinh mổ tưởng hại mà cũng nhẹ nhàng bất ngờ

Phương pháp sinh mổ thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bị bất thường như đầu thai không thuận, xuất hiện một số dấu hiệu bất thường ở thai nhi như: tim đập nhanh, nhau tiền đạo…hoặc đơn giản do thai quá to, không thể sinh thường được.

Sinh mổ khiến các mẹ mất nhiều thời gian để hồi phục sau khi sinh. Bên cạnh đó khiến mẹ cảm thấy đau nhức hoặc có thể bị viêm, nhiễm trùng khi vết mổ chưa lành. Với ca sinh mổ, mẹ không thể cho con bú trong những giờ đầu sau sinh. Với tác dụng phụ của thuốc tê và kháng sinh, tuyến sữa của mẹ bị ảnh hưởng lâu dài.

sinh-mo-khien-me-mat-nhieu-thoi-gian-de-hoi-phuc-hon

Sinh mổ khiến mẹ mất nhiều thời gian để hồi phục hơn

Trên thực tế, sản phụ sinh mổ có nguy cơ bị tai biến trong lúc mang thai và chuyển dạ nhiều hơn người đã sinh thường. Vì vậy các bác sĩ khuyên người mẹ đã có từng mổ nên chỉ sinh 2- 3 con và cách nhau ít nhất 3 – 5 năm để tránh nguy cơ vỡ tử cung khi mang thai hoặc trong khi sinh.

Tuy nhiên phương pháp sinh thường cũng có nhiều ưu điểm khiến rất nhiều phụ nữ chọn sinh mổ nếu không muốn phải trải qua cảm giác “đau như đau đẻ”. Với phương pháp này, mẹ bầu không mất sức và hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình ca mổ đẻ diễn ra. Ca mổ sinh diễn ra nhanh chóng và được chuẩn bị cẩn thận nên gia đình chỉ cần chọn ngày đi sinh chủ động, không phải chịu đựng cơn đau đẻ lên đến 2-3 ngày như sinh thường.

Thông tin bài đọc:Nhận biết Dấu hiệu chuyển dạ

Tìm hiểu về sinh thường

Tìm hiểu về sinh thường

Sinh mổ giúp em bé an toàn hơn khi chào đời vì phương pháp này rất dễ khắc phục khi có sự cố xảy ra. Đặc biệt thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm, có thể lấy bé ra khỏi cơ thể người mẹ rất nhanh.

Tóm lại, sinh thường hay sinh mổ đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Song các chuyên gia sản khoa luôn khuyên các mẹ bầu nên chăm sóc và thực hiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt an toàn, khoa học để khỏe mạnh và đủ sức khỏe cho con và mẹ cùng vượt cạn theo tự nhiên.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital