Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật đường cười hở lợi

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Hở lợi hay cười hở lợi là tình trạng không ít người gặp phải hiện nay. Hở lợi ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang bị đe dọa. Bởi vậy, phẫu thuật đường cười hở lợi là việc làm cần thiết và nên thực hiện sớm để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.

1. Cười hở lợi là gì?

Cười hở lợi là tình trạng lộ nướu răng hàm trên quá mức khi nói chuyện, khi cười. Đây là tình trạng thường gặp ở nhiều người do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như thân răng ngắn, môi trên ngắn, cường cơ nâng môi trên, quá phát xương hàm trên…

Theo các chuyên gia, hở lợi được phân chia thành các mức độ từ nhẹ tới nặng. Lợi bị hở càng nhiều thì càng gây mất thẩm mỹ răng miệng, khiến mọi người thiếu tự tin khi cười.

Về cơ bản, cười hở lợi không phải là bệnh lý và chỉ gây mất thẩm mỹ răng hàm mặt. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hở lợi có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang bị đe dọa. Do vậy khi phát hiện cười lộ nướu quá 2mm, mọi người nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Lợi bị hở quá mức khi cười, khi nói chuyện được gọi là cười hở lợi

Lợi bị hở quá mức khi cười, khi nói chuyện được gọi là cười hở lợi

2. Phương pháp xử trí cười hở lợi?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khắc phục tình trạng cười hở lợi. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng, mức độ hở lợi của mọi người để tư vấn phương pháp xử trí phù hợp:

– Nếu do thân răng ngắn: Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật làm dài thân răng. Đây là phương pháp phổ biến, thường được áp dụng thông qua việc cắt viền nướu hoặc dời nướu về phía thân răng. Ngoài ra, một số trường hợp có thể sẽ phải điều chỉnh xương ổ răng của hàm trên theo chỉ định của bác sĩ.

– Nếu do môi trên ngắn: Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật tạo hình để làm dài môi trên. Đây là kỹ thuật thẩm mỹ, giúp mang lại sự cân đối giữa răng miệng để khắc phục tình trạng hở lợi.

– Nếu do cường cơ nâng môi trên: Bác sĩ sẽ điều trị bằng cách làm suy yếu cơ nâng môi trên thông qua việc tiêm botulinum toxin hoặc cắt và định vị lại vị trí cơ nâng môi trên cho phù hợp.

– Nếu do quá phát xương hàm trên, xương ổ răng quá dày: Bác sĩ sẽ điều chỉnh nha, kéo lùi răng hàm trên để giảm hô, giảm cười hở lợi. Một số trường hợp có thể sẽ phải kết hợp cắt nướu sau khi chỉnh nha. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, một số người có thể phải phẫu thuật chỉnh hàm, kéo hàm lên trên để cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt và tình trạng hở lợi.

Có rất nhiều phương pháp xử trí cười hở lợi thường được áp dụng hiện nay

Có rất nhiều phương pháp xử trí cười hở lợi thường được áp dụng hiện nay

3. Phẫu thuật đường cười hở lợi có bao nhiêu bước?

Bước 1: Thăm khám

Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng, mức độ cười hở lợi của từng người để có thể đưa ra phương pháp xử lý phù hợp nhất. Đối với những người đang mắc bệnh lý răng miệng, việc phẫu thuật đường cười hở lợi chỉ đạt hiệu quả sau khi đã điều trị bệnh lý dứt điểm. Do đó,  một số trường hợp phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Bước 2: Vệ sinh

Bác sĩ sẽ vệ sinh, làm sạch vùng miệng của mọi người trước khi tiến hành điều trị. Bước này giúp loại bỏ các ổ vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm trong quá trình thực hiện.

Bước 3: Gây tê

Gây tê được thực hiện để đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn hơn. Thông thường, mọi người sẽ được gây tê cục bộ để tránh đau, nhức trong quá trình thực hiện.

Bước 4: Phẫu thuật hở lợi

Bác sĩ tiến hành cắt bỏ hoặc điều chỉnh viền nướu, xương hàm trên tùy theo phương pháp đã xác định từ trước. Quá trình phẫu thuật thường được thực hiện tại cơ sở nha khoa với trang thiết bị hiện đại, vô trùng để đảm bảo an toàn cho mọi người.

Bước 5: Tái khám

Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng lại một lần nữa để kết thúc quá trình điều trị. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ hẹn lịch tái khám để có thể kiểm soát tình trạng răng miệng của mọi người sau điều trị.

Phẫu thuật đường cười hở lợi cần được thực hiện tại nha khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng

Phẫu thuật đường cười hở lợi cần được thực hiện tại nha khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng

3. Lưu ý chăm sóc răng lợi sau phẫu thuật

Tuy phẫu thuật cười hở lợi không quá phức tạp, cơ bản an toàn và ít xâm lấn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gặp biến chứng hậu phẫu như đau, chảy máu, sưng tấy… Do vậy, việc chăm sóc răng miệng khoa học sau khi phẫu thuật là điều vô cùng cần thiết.

– Sử dụng thuốc giảm đau, cầm máu, kháng sinh, kháng viêm khi có chỉ định của bác sĩ với liều lượng đúng, đủ.

– Không chải răng ngay khi vừa mới thực hiện phẫu thuật mà có thể vệ sinh nhẹ nhàng bằng việc súc miệng.

– Chải răng nhẹ nhàng, hạn chế tác động bàn chải trực tiếp lên vị trí lợi sau vài ngày đầu điều trị cho đến khi răng miệng ổn định.

– Ăn những thực phẩm lỏng, dễ nuốt, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp đủ các vitamin cần thiết cho cơ thể.

– Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường, quá cay, quá nóng… để tránh làm tổn thương nướu trong thời kỳ nhạy cảm.

– Thăm khám định kỳ hoặc ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để bác sĩ có thể xử trí kịp thời.

Chăm sóc răng miệng khoa học sau khi phẫu thuật cười hở lợi

Chăm sóc răng miệng khoa học sau khi phẫu thuật cười hở lợi

Phẫu thuật cười hở lợi giúp khắc phục hiệu quả tình trạng cười hở lợi để mọi người có thể tự tin với hàm răng chắc khỏe, thẩm mỹ của bản thân. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm tới các cơ sở y tế uy tín khi có nhu cầu phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng và tư vấn phương pháp thực hiện hợp lý với tình trạng của bạn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital