Mổ nội soi u nang buồng trứng xoắn là phương pháp hiện đại, được đánh giá cao trong việc xử lý, điều trị các trường hợp bệnh nhân mắc những bệnh về buồng trứng. U nang buồng trứng xoắn tuy không có các triệu chứng rõ ràng nên rất khó phân biệt. Nhưng những biến chứng của bệnh vô cùng nguy hiểm, thậm chí còn ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của chị em.
Menu xem nhanh:
1. U nang buồng trứng xoắn là gì?
U buồng trứng bản chất là những khối u được hình thành ở buồng trứng của phụ nữ. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ bé gái đến người già đều có nguy cơ mắc bệnh. U buồng trứng có thể ở dạng đặc, nang hoặc chứa hỗn hợp giữa đặc và nang. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là u dạng nang, chiếm tới 3.6% trong các loại u thường gặp ở nữ giới.
U nang buồng trứng xoắn là biến chứng thường hay gặp nhất của u buồng trứng. U buồng trứng xoắn xảy ở những khối u có trọng lượng vừa phải với đường kính trung bình khoảng từ 8 – 15cm, cuống dài và không dính. U nang buồng trứng thường có 2 hình thức xoắn phổ biến.
1.1 U nang buồng trứng xoắn cấp tính
Tình trạng này thường xảy đột ngột, bệnh nhân bị đau bụng dữ dội, ngất xỉu, huyết áp không ổn định, buồn nôn, mặt mày tái xanh, vã mồ hôi, hoảng hốt… Khối u hạn chế di động, khi ấn vào bụng, bệnh nhân có cảm giác đau.
1.2 U nang buồng trứng xoắn bán cấp
Người bệnh thường đau âm ỉ, cảm giác đau giảm khi thay đổi tư thế hoặc hết đau do tự tháo xoắn, nhưng thỉnh thoảng bệnh lại tái phát, có thể xuất hiện xoắn cấp tính nếu khối u xoắn mạnh và u nang không thể trở về vị trí ban đầu.
Ngoài gây cảm giác đau cho người bệnh, u nang buồng trứng xoắn còn gây ra bí trung đại tiện, nếu kích thước u lớn sẽ gây chèn ép đến các cơ quan xung quanh gây ra các hiện tượng như: tiểu rắt, tiểu khó, chèn ép bóng đái, phù hai chi dưới nếu chèn ép hệ tĩnh mạch, táo bón nếu chèn trực tràng…
Người bệnh bị u buồng trứng xoắn, máu bẩn sẽ đọng lại trong khối u ngày càng nhiều và làm cho khối u phình to dần lên. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, khối u có thể gây hoại tử, vỡ gây viêm ổ bụng, chảy máu ồ ạt ổ bụng cấp tính, đe dọa tính mạng người bệnh.
2. Nguyên nhân gây u buồng trứng xoắn là gì?
Dưới đây là những nguyên nhân gây u nang buồng trứng xoắn mà bạn cần lưu ý:
– Phụ nữ sau sinh, tử cung thu hồi làm ổ bụng trống, khối u di chuyển nên dễ gây nguy cơ xoắn cao.
– Phụ nữ có khối u và thường xuyên đi lại, vận động nhiều làm khối u trong ổ bụng di chuyển.
– Khối u có tính chất là cuống dài, không bám dính với các tổ chức xung quanh nên chúng có tính di động, có thể dễ dàng xoay chuyển, kết hợp với sự di chuyển hoặc thay đổi tư thế của người bệnh nên càng dễ xoắn.
U nang buồng trứng có cuống chỉ bị xoắn nhẹ thì sau đó có thể trở về vị trí cũ được, tuy nhiên nếu xoắn mạnh hơn, u nang sẽ không về vị trí ban đầu. Nếu không được điều trị kịp thời, u nang sẽ gây hoại tử và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
3. Dấu hiệu u nang buồng trứng xoắn là gì?
– Người bệnh đau bụng dữ đội và khắp bụng. Nếu xoắn chậm và không nghiêm trọng, cơn đau sẽ nhẹ hơn, có trường hợp cơn đau dịu đi nhưng vẫn âm ỉ.
– Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi đi trung tiện hoặc đại tiện.
– Các điểm đau khu trú một bên hốc chậu phía có u buồng trứng xoắn.
– Người bệnh có cảm giác buồn nôn, thậm chí là nôn mửa.
4. Tìm hiểu về phương pháp mổ nội soi u buồng trứng xoắn
4.1 Ưu điểm của mổ nội soi u nang buồng trứng xoắn
Với chị em trong độ sinh sản và bé gái ở tuổi dậy thì đều có thể gặp tình trạng u nang buồng trứng xoắn do sự thay đổi hormone sinh dục. Do đó, chị cần chú ý thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện tình trạng bệnh. Nếu u nang buồng trứng xoắn phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn, u nang sẽ có thể hoại tử, gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Biện pháp điều trị hiệu quả được đánh giá cao trong trường hợp này chính là phẫu thuật mổ nội soi u nang buồng trứng bị xoắn. Ưu điểm của phương pháp mổ nội soi này là:
– Mổ nội soi u nang buồng trứng bị xoắn giúp giải quyết an toàn khối u.
– Thời gian hồi phục sức khỏe của người bệnh nhanh so với phương pháp mổ mở.
– Hạn chế tối đa sử dụng kháng sinh, giúp người bệnh có thể sinh hoạt bình thường đặc biệt là những chị em có sức khỏe yếu.
– Không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, bảo toàn thiên chức làm mẹ.
4.2 Quy trình thực hiện mổ nội soi u nang buồng trứng xoắn
– Bước 1: Người bệnh sẽ được khám tổng quát và khám chuyên sâu để đánh giá tình trạng sức khỏe và xác định có đủ điều kiện mổ nội soi hay không?
– Bước 2: Người bệnh chuẩn bị các bước cho ca phẫu thuật
– Bước 3: Bệnh nhân sẽ được gây mê nội khí quản nhằm đảm bảo an toàn khi thực hiện
– Bước 4: Tiến hành phẫu thuật tại phòng mổ vô khuẩn một chiều
Bước 4: Chăm sóc sau hậu phẫu.
4.3 Cách chăm sóc sau khi mổ nội soi u buồng trứng xoắn
– Sau khi phẫu thuật, người bệnh nên đến tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để nhằm phòng ngừa u nang tái phát.
– Nghiêm túc thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ từ việc dùng thuốc, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lại, người bệnh cần chú ý dùng đủ nước, giảm căng thẳng bằng cách: tập yoga nhẹ nhàng, thiền, đi bộ…
– Tăng cường các hoạt động thể chất, kiểm soát cân nặng, điều chỉnh cân bằng nội tiết.
– Siêu âm được xem là phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác. Do đó, người bệnh cần khám phụ khoa định ký kết hợp siêu âm để nhằm phòng ngừa, phát hiện sớm u nang buồng trứng xoắn, ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này.
U nang buồng trứng xoắn nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Do đó khi có dấu hiệu của u nang buồng trứng xoắn như: đau bụng, buồn nôn, khó đi trung tiện, đại tiện…. chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và xử lý kịp thời, nhanh chóng.