Với nhiều người, răng khểnh thể hiện nét duyên dáng, đáng yêu. Thế nhưng bên cạnh đó, nhiều người lại thấy đây là điều gây ảnh hưởng tới hoạt động ăn nhai và tính thẩm mỹ của gương mặt. Để cải thiện, phương pháp niềng răng đã được nhiều người lựa chọn. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu niềng răng khểnh như thế nào để đem lại hiệu quả cao.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về niềng răng khểnh
Răng khểnh là răng số 3 nằm trong nhóm răng nanh. Đây là nhóm răng có khả năng tốt trong nhai và xé thức ăn. Do răng bị mọc chìa ra bên ngoài so với khung hàm, dễ bị nhận thấy khi cười nên nhiều người băn khoăn không biết nên thực hiện niềng răng khểnh hay không.
Niềng răng khểnh là một phương pháp chỉnh nha với lực kéo từ các khi cụ nha khoa chuyên dụng. Răng khểnh sẽ được dịch chuyển về đúng vị trí ở trên khung hàm.
2. Khi nào nên thực hiện niềng răng khểnh
Để có thể xác định xem có nên thực hiện niềng răng khểnh không, ta cần xem xét tới những lợi ích mà răng khểnh đem tới. Nếu răng khểnh không khiến gò má gồ lên quá cao, những răng còn lại vẫn đều, đẹp không bị ảnh hưởng thì ta hoàn toàn có thể giữ nguyên răng khểnh nếu thích. Khi đó, răng khểnh sẽ giúp tạo nên nụ cười đầy duyên dáng, gương mặt trở nên xinh xắn hơn.
Trường hợp ngược lại, nếu răng khểnh bị đưa ra quá mức dẫn tới các răng còn lại không chuẩn khớp cắn sẽ khiến quá trình ăn nhai bị cản trở. Răng miệng sẽ bị tăng nguy cơ hư hỏng, mắc các bệnh lý.
3. Thực hiện niềng răng khểnh như thế nào?
Hiện nay, có 3 phương pháp niềng răng khểnh thường được áp dụng:
3.1 Niềng răng khểnh mắc cài kim loại
Với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, đây không chỉ là phương pháp có giá thành phải chăng mà còn có hiệu quả chỉnh nha khá cao. Thế nhưng, phương pháp niềng này không phải lựa chọn lý tưởng nếu chú trọng về tính thẩm mỹ. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng mắc cài kim loại, các khí cụ kim loại có thể gây tình trạng bị trầy xước vùng má, môi.
3.2 Niềng răng khểnh mắc cài sứ
Thay vì sử dụng mắc cài kim loại, nhiều người đã lựa chọn sử dụng mắc cài sứ. Đây là loại mắc cài có màu sắc khá tương đồng với men răng. Nhờ vậy, tính thẩm mỹ của phương pháp này được đề cao, người đối diện khó có thể nhận ra mắc cài nếu không đứng sát. Thế nhưng, phương pháp này cũng có hạn chế về độ bền của mắc cài sứ. Mắc cài sứ khá dễ vỡ. Do đó, bệnh nhân đang sử dụng loại mắc cài này cần hạn chế ăn những thức ăn cứng, dai. Cùng với đó, phương pháp này chỉ có thể đêm tới một lực kéo nhất định qua mỗi lần siết. Bởi vậy, thời gian chỉnh nha có thể kéo dài hơn nhiều phương pháp khác.
3.3 Niềng răng khểnh bằng phương pháp Invisalign
Đây là một phương pháp chỉnh nha trong suốt, đem lại tính thẩm mỹ cao mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Phương pháp này sẽ sử dụng khay niềng Invisalign trong suốt được thiết kế riêng, phù hợp với từng bệnh nhân. Khay niềng được chế tạo từ nhựa sinh học, đảm bảo về độ an toàn cho người đeo, tạo được lực kéo, đưa răng về đúng với vị trí mong muốn. Do tính tiện lợi, tháo lắp linh hoạt và tính thẩm mỹ cao nên chi phí thực hiện phương pháp này cũng không hề thấp.
4. Quy trình thực hiện niềng răng khểnh như thế nào?
Quy trình niềng răng khểnh thường được thực hiện theo tuần tự 6 bước như sau:
4.1 Kiểm tra và chụp phim
Kiểm tra và chụp phim là bước đầu tiên cũng là bước không thể thiếu trong quy trình chỉnh nha. Qua quá trình thăm khám, chụp phim, bác sĩ sẽ có thể tiến hành đánh giá tổng quát tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Nhờ vậy, việc điều trị sẽ được đảm bảo chính xác hơn.
4.2 Tư vấn niềng răng và lên kết hoạch điều trị
Dựa theo kết quả thăm khám, chụp phim, bác sĩ sẽ đề ra những kế hoạch điều trị thích hợp. Qua đó, những câu trả lời cho việc niềng răng khểnh mất bao nhiêu thời gian, chi phí niềng là bao nhiêu cũng sẽ được đưa ra. Nếu bệnh nhân đồng ý, bác sĩ sẽ bắt đầu lấy dấu răng và thực hiện điều trị.
4.3 Sản xuất khí cụ
Tùy theo từng phương pháp niềng, các khí cụ phù hợp sẽ được áp dụng. Với phương pháp niềng răng mắc cài, bác sĩ có thể ngay lập tức tiến hành sau khi tách kẽ. Còn với niềng răng Invisalign, bác sĩ cần khoảng 3 tuần để có thể mô phỏng kế hoạch điều trị. Từ đó, khay Invisalign sẽ được đặt sản xuất phù hợp.
4.4 Tiến hành đeo khí cụ
Sau khi khí cụ đã được sản xuất, bác sĩ sẽ tiến hành đeo cho bệnh nhân. Với phương pháp niềng Invisalign, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cách tháo lắp và vệ sinh răng miệng sao cho đúng cách. Sau đó, bệnh nhân có thể thực hiện theo tại nhà.
4.5 Tái khám và điều chỉnh lại khí cụ
Trong suốt quá trình niềng răng, bệnh nhân cần thực hiện tái khám đầy đủ với đúng lịch hẹn theo chỉ định của bác sĩ. Tại các buổi tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra để có thể nhận ra, điều chỉnh kịp thời nếu có sự sai lệch.
4.6 Thực hiện đeo hàm duy trì
Sau khi quá trình niềng đã hoàn thành, khách hàng sẽ cần đeo hàm duy trì trong khoảng 1-2 năm để có thể cố định vị trí răng mới. Đồng thời, việc dây chằng nha chu dịch chuyển gây ảnh hưởng tới kết quả điều trị sẽ được ngăn ngừa.
5. Những điều cần lưu ý khi thực hiện niềng răng khểnh
Khi thực hiện niềng răng khểnh, ta cần lưu ý một số điều sau:
– Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để răng luôn khỏe mạnh. Khi đó, những nguy cơ bệnh lý răng miệng cũng sẽ được hạn chế.
– Khi niềng răng, bệnh nhân nên ăn những loại thực phẩm mềm và nhỏ như cháo, súp, đồ ăn được ninh nhừ, …
– Bổ sung thêm canxi và vitamin vào chế độ ăn để giúp răng chắc khỏe hơn.
– Hạn chế thực hiện cắn, xé trực tiếp bằng răng. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả niềng răng.
– Thực hiện tái khám định kỳ theo lịch hẹn được bác sĩ chỉ định.
Hy vọng với những giải đáp trên, câu trả lời về niềng răng khểnh như thế nào đã được làm rõ. Từ đó, mỗi người sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp cho bản thân.