Tìm hiểu về chỉ số tầm soát ung thư buồng trứng CA 12-5

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Theo báo cáo năm 2020 từ Globocan, tại Việt Nam, ung thư buồng trứng có 1.404 ca mắc mới và 923 ca tử vong. Đặc biệt hơn, những con số này đang có xu hướng tăng dần qua mỗi năm, gây nên sự hoang mang, sợ hãi cho nhiều người. Trước thực trạng đó, chủ động trong tầm soát ung thư sớm là đặc biệt cần thiết. Và trong quá trình này, các chỉ số tầm soát ung thư buồng trứng đóng vai trò như một “móc xích” quan trọng. Nó phối hợp chặt chẽ với các kết quả chẩn đoán khác để hỗ trợ tiên lượng, đánh giá nguy cơ của căn bệnh nguy hiểm này.

1. Sơ lược về ung thư buồng trứng

1.1. Định nghĩa

Ung thư buồng trứng bắt nguồn từ các khối u ác tính ở buồng trứng. Những khối u này có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên buồng trứng. Có thể phân loại chúng như sau:

– Ung thư biểu mô buồng trứng: Thể thường gặp nhất, các tế bào ung thư phát triển từ các tế bào trên bề mặt buồng trứng.

– Ung thư tế bào mầm: Thể ung thư xuất phát từ các tế bào sản xuất trứng.

– Loại khác: Thể ung thư xuất phát từ mô đệm sinh dục, trung mô và các ung thư di căn buồng trứng.

Theo thống kê, có đến 90% người mắc ung thư buồng trứng được chữa khỏi nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Tỉ lệ này giảm xuống còn 70% nếu các tế bào ung thư phát triển mạnh và 20% nếu ung thư đã di căn. Càng phát hiện muộn, cơ hội chữa trị và thời gian sống càng giảm.

Ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu không có các biểu hiệu đặc trưng và thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác khiến đa số người bệnh chủ quan và không kịp thời điều trị. Chính vì vậy, tầm soát ung thư là phương pháp hiệu quả nhất giúp phát hiện sớm bệnh và gia tăng tỉ lệ điều trị thành công, nâng cao chất lượng cuộc sống.

chỉ số tầm soát ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là bệnh lý ác tính phổ biến.

1.2. Các giai đoạn bệnh

Giai đoạn 1: Khối u giới hạn trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng và không xâm lấn các bộ phận khác. Đây là giai đoạn dễ điều trị nhất. Nếu may mắn chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, gần 95% bệnh nhân có thể sống trên 5 năm.

Giai đoạn 2: Khối u vẫn trong buồng trứng và ống dẫn trứng nhưng các tế bào ung thư đã xâm lấn sang các cơ quan lân cận như tử cung, vòi trứng. Tỉ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân ở giai đoạn này là 70%.

Giai đoạn 3: Khối u đã lan sang các cơ quan khác trong ổ bụng hoặc các hạch bạch huyết. Theo thống kê, có tới 51% bệnh nhân phát hiện ung thư buồng trứng khi bệnh đã bước sang giai đoạn 3. Tỉ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân là 25%.

Giai đoạn 4: Ở giai đoạn cuối của bệnh, việc điều trị thường rất khó khăn và tốn kém bởi khối u đã di căn tới gan và các cơ quan ngoài ổ bụng. Thậm chí đã có sự xuất hiện ở tế bào ung thư ở dịch màng phổi. Tỉ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân chỉ còn 15%.

2. Tìm hiểu về chỉ số tầm soát ung thư buồng trứng

2.1. Ý nghĩa của chỉ số tầm soát ung thư buồng trứng CA 12-5

CA 12-5 là một loại glycoprotein mucin được phát hiện lần đầu vào năm 1981. Bên cạnh đó, nó là một chất chỉ điểm khối u hữu ích trong chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư buồng trứng. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, chỉ số CA 12-5 ở mức 35 U/ml. Khi xuất hiện tế bào ung thư, nồng độ CA 12-5 có xu hướng tăng cao gấp nhiều lần.

Đối với bệnh nhân ung thư buồng trứng, chỉ số CA 12-5 có những giá trị sau:

– Hỗ trợ phát hiện sớm ung thư buồng trứng

Khoảng 80% bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng có nồng độ CA 12-5 tăng rõ rệt và tỉ lệ thuận với độ tăng trưởng của khối u.

– Cơ sở đánh giá kích thước khối u

Với những khối u có kích thước nhỏ (dưới 1cm), chỉ số CA 12-5 thường không thay đổi.

Với những khối u có kích thước trên 2cm, chỉ số CA 12-5 có thể tăng lên 65 U/ml.

– Đánh giá hiệu quả điều trị

Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư buồng trứng, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm CA 12-5 để đánh giá hiệu quả chữa trị. Thông thường, nếu người bệnh đáp ứng tốt với phác đồ điều trị, chỉ số CA 12-5 có thể trở về mức 35 U/ml sau 2-3 tuần. Ngược lại nếu chỉ số này không thay đổi, bác sĩ sẽ thay đổi phương pháp điều trị.

– Theo dõi ung thư tái phát

Sau điều trị, bệnh nhân vẫn được chỉ định xét nghiệm CA 12-5 để đánh giá, theo dõi tình trạng tái phát bệnh. Nếu chỉ số này tăng, đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng tái phát.

– Tiên lượng bệnh

Qua kết quả nồng độ CA 12-5, bác sĩ có thể tiên lượng ung thư buồng trứng. Sau điều trị, nếu CA 12-5 giảm thì tiên lượng bệnh tốt. Ngược lại nếu CA 12-5 vẫn cao hơn 65 U/ml, tiên lượng bệnh rất xấu. Cụ thể sau 3 đợt điều trị, nếu nồng độ CA 12-5 nhỏ hơn 10 U/mL, người bệnh có thể sống trên 5 năm. Nhưng nếu nồng độ CA 12-5 lớn hơn 100 U/mL, thời gian còn lại trung bình khoảng 7 tháng.

chỉ số tầm soát ung thư buồng trứng

Xét nghiệm CA 12-5 có ý nghĩa quan trọng trong sàng lọc, theo dõi điều trị ung thư buồng trứng.

2.2. Đối tượng được chỉ định xét nghiệm CA 12-5

Chỉ số CA 12-5 có ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ sàng lọc, theo dõi điều trị nhưng chỉ nên thực hiện với các đối tượng dưới đây:

– Người có triệu chứng nghi ngờ ung thư buồng trứng: Hỗ trợ sàng lọc và xác định khối u.

– Người đã được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng: Giúp đánh giá chi tiết về bệnh và áp dụng những phác đồ điều trị phù hợp.

– Người đã thực hiện phẫu thuật hoặc hóa trị liệu ung thư buồng trứng: Giúp đánh giá và nhận biết tình trạng tái phát bệnh.

– Người có nguy cơ cao ung thư buồng trứng. Bên cạnh đó, những người có dấu hiệu nghi ngờ ung thư phổi, đại tràng, nội mạc tử cung cũng cần thực hiện xét nghiệm này.

2.3. Lưu ý về chỉ số tầm soát ung thư buồng trứng CA 12-5

Trên thực tế, chỉ số CA 12-5 tăng cao chưa thể khẳng định bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng mà chỉ có giá trị gợi ý. Nồng độ CA 12-5 có thể tăng cao trong những trường hợp sau:

– Phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kì.

– Phụ nữ trong thời gian kinh nguyệt.

– Người bệnh mắc một số bệnh lý lành tính như viêm gan, viêm phần phụ, viêm tụy,…

– Người bệnh hút thuốc lá trước khi thực hiện xét nghiệm.

– Người đã phẫu thuật vùng bụng trong vòng 3 tuần đổ lại.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp ung thư buồng trứng, nồng độ CA 12-5 không có sự thay đổi. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các loại xét nghiệm chất chỉ điểm khác kèm các biện pháp chẩn đoán hình ảnh để hỗ trợ đánh giá tình trạng sức khỏe người bệnh chuẩn xác nhất bao gồm:

– Siêu âm

– Chụp CT

Chụp MRI

– Chụp X-quang

– Sinh thiết

Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang triển khai gói tầm soát ung thư buồng trứng với đầy đủ các danh mục cần thiết. Đến với Thu Cúc TCI, quý khách hàng sẽ được thăm khám trực tiếp cùng đội ngũ bác sĩ hàng đầu và hệ thống máy móc tân tiến, dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp,… giúp phát hiện ung thư từ sớm, đem lại hiệu quả điều trị và cơ hội sống cao.

chỉ số tầm soát ung thư buồng trứng

Thu Cúc TCI tự hào là địa chỉ tầm soát ung thư được đông đảo người dân tin chọn.

Trên đây là thông tin về chỉ số sàng lọc ung thư buồng trứng. Hi vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về việc sàng lọc ung thư buồng trứng. Hãy chủ động tầm soát sức khỏe ít nhất 1 lần/năm để bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital