Niềng răng hay còn gọi chỉnh nha hiện nay đang là xu hướng được ưa chuộng hiện nay. Với những khách hàng tìm hiểu về niềng răng, chi phí luôn là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu. Vậy chi phí niềng răng hiện nay thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé!
Menu xem nhanh:
1. Niềng răng và những điều quan trọng bạn cần biết
Trước hết, giới thiệu về khái niệm, niềng răng là phương pháp nắn chỉnh răng sử dụng các khí cụ nha khoa như hệ thống dây cung, mắc cài hay khay niềng trong suốt để tạo lực kéo, nắn chỉnh răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.
Không chỉ có tác dụng chính là làm đẹp, tái tạo thẩm mỹ cho nụ cười, giúp người niềng tự tin khi cười nói, giao tiếp, niềng răng còn mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời khác như:
– Ăn nhai tốt hơn so với thời điểm chưa niềng
Kết thúc quá trình niềng răng, khớp cắn và tương quan hàm được cân đối, tạo điều kiện cho cử động hàm trở nên nhịp nhàng hơn. Bên cạnh đó thì niềng răng cũng cải thiện hiệu quả lực nhai tiếp xúc giữa 2 hàm, giúp cho người niềng có thể tự ăn nhai tốt hơn
– Hỗ trợ cho sức khỏe tổng quát
Đối với những người niềng răng do khớp cắn không chuẩn thì việc ăn nhai và nghiền nhỏ thức ăn sẽ được thực hiện tốt hơn sau quá trình niềng răng. Bên cạnh tác dụng cải thiện chức năng ăn nhai, niềng răng cũng là phương pháp hiệu quả để cải thiện các vấn đề về bệnh tiêu hóa, giúp cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn nuôi cơ thể diễn ra liên tục, liền mạnh, đảm bảo sức khỏe tổng quát tốt.
– Không phải trồng răng giả
Niềng răng giúp phục hồi các răng đã mất đóng khoảng vùng mất răng mà không cần phải trồng răng giả (đối với những trường hợp không mất nhiều răng). Do đó, nếu như bạn lựa chọn niềng răng thay vì phương pháp khác cần tác động mài răng như bọc răng sứ, dán sứ thì hàm răng sẽ được bảo tồn tuyệt đối.
– Chăm sóc răng miệng dễ dàng hơn so với thời điểm chưa niềng
Đối với những hàm răng đều tăm tắp, không bị lệch lạc, mọc chen chúc thì việc vệ sinh răng miệng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhờ đó, bạn cũng có thể hạn chế tối đa tình trạng thức ăn bị mắc kẹt vào răng, loại bỏ nhanh chóng các mảng bám răng. Đồng thời, khi răng miệng được vệ sinh sạch sẽ thì bạn cũng có thể phòng ngừa
Đặc biệt là với trẻ em, việc can thiệp niềng răng từ sớm sẽ giúp cho xương được phát triển thuận lợi, cùng với đó quá trình niềng răng cũng diễn ra nhẹ nhàng.
2. Chi phí niềng răng ở từng phương pháp
Niềng răng được chia làm 2 loại đó là: Niềng răng có mắc cài, niềng răng không có mắc cài. Mỗi phương pháp niềng răng đều mang ưu, nhược điểm riêng cũng như sở hữu mức chi phí khác nhau, cùng tìm hiểu mức giá cụ thể ở từng phương pháp ngay dưới đây bạn nhé!
2.1. Chi phí niềng răng ở phương pháp niềng răng có mắc cà
Niềng răng có mắc cài là kỹ thuật niềng răng phổ biến hơn cả, mắc cài được làm bằng từ chất liệu đa dạng như kim loại, sứ hay pha lê.
– Mắc cài kim loại truyền thống
Phương pháp này hiện có mức chi phí niềng răng thấp nhất trong số tất cả các phương pháp niềng răng, dao động khoảng từ 20 đến hơn 30 triệu. Vừa sở hữu mức giá hợp lý, lại vừa đảm bảo được hiệu quả nắn chỉnh răng, do đó niềng răng mắc cài kim loại luôn thu hút được nhiều khách hàng lựa chọn.
Tuy nhiên phương pháp này lại không đảm bảo về mặt thẩm mỹ, đồng thời có thể gây một số bất cập khi sử dụng như là dây cung đâm vào lợi, má gây đau nhức, khó chịu, mắc cài dày cộm nên khi đeo lên sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người niềng mất tự tin khi cười nói, giao tiếp.
– Mắc cài kim loại tự buộc
Mắc cài kim loại tự buộc có hình dạng tương tự mắc cài kim loại truyền thống, tuy nhiên được trang bị thêm hệ thống nắp trượt tự động giúp dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài. Nhờ vậy quy trình niềng răng diễn ra liên tục, liền mạch, có thể rút ngắn thời gian niềng răng từ 2 đến 8 tháng tùy vào từng trường hợp cũng như tình trạng răng miệng.
Chi phí chỉnh nha với mắc cài kim loại tự buộc dao động trong khoảng 40 đến hơn 50 triệu/2 hàm.
– Mắc cài sứ
Mắc cài sứ sử dụng chất liệu sứ cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, sứ được sử dụng đảm bảo an toàn, lành tính đối với khách hàng. Ngoài ra phương pháp này còn mang ưu điểm đó là đảm bảo tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài kim loại.
Hiện nay, chi phí niềng răng với mắc cài sứ thường dao động trong khoảng từ 30 đến hơn 40 triệu/2 hàm.
2.2. Chi phí niềng răng ở phương pháp niềng răng không mắc cài
Đối với niềng răng không mắc cài, hay còn gọi niềng răng trong suốt, có thể nói hiện đây là phương pháp chỉnh nha ưu việt bậc nhất hiện nay.
Về chi phí, trung bình, giá niềng răng trong suốt ở trên thị trường sẽ dao động từ 80 đến 160 triệu. Chi phí chỉnh nha còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là mức độ sai lệch của răng, thương hiệu khay niềng trong suốt hay địa chỉ nha khoa thực hiện.
Tại sao niềng răng trong suốt lại có mức giá chênh lệch hoàn toàn so với niềng răng có mắc cài? Thứ nhất, phương pháp này sử dụng hệ thống khay niềng trong suốt thay thế hoàn toàn cho mắc cài, khay niềng gần như vô hình, bám sát vào thân răng do đó sẽ cho bạn trải nghiệm niềng như không niềng. Ngoài ra thì khay niềng cũng có thể dễ dàng tháo lắp nên vô cùng tiện lợi.
Hi vọng rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn tìm hiểu về chi phí niềng răng hiện nay, qua đó lựa chọn được cho bản thân phương pháp niềng răng phù hợp với nhu cầu cũng như tài chính.
Hiện nay, Thu Cúc TCI đang áp dụng đa dạng những phương pháp niềng răng như: Niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài kim loại tự buộc, niềng răng trong suốt Invisalign.
Đến với Thu Cúc TCI, bạn có thể hoàn toàn yên tâm với quy trình chỉnh nha đúng kỹ thuật được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu ngành giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn. Đặc biệt, Thu Cúc TCI luôn ưu tiên việc đầu tư, trang bị hệ thống cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại để đem đến cho khách hàng trải nghiệm thoải mái nhất.