Tìm hiểu tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung có nên hay không

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Sức khỏe của bạn một phần được hình thành dựa trên quyết định của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin giúp bạn giải đáp có nên tiêm vacxin ung thư cổ tử cung không, để bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn về việc bảo vệ sức khỏe cho mình.

1. Giới thiệu về vacxin ung thư cổ tử cung

Vacxin phòng ung thư cổ tử cung hay vacxin HPV là một biện pháp dự phòng quan trọng để ngăn ngừa lây nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus) gây ung thư cổ tử cung và các bệnh liên quan đến nó, bao gồm u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà, các bệnh ung thư khác như ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và cổ họng.

Vacxin ung thư cổ tử cung là biện pháp dự phòng quan trọng để ngăn ngừa lây nhiễm virus HPV gây ung thư cổ tử cung

Vacxin ung thư cổ tử cung là biện pháp dự phòng quan trọng để ngăn ngừa lây nhiễm virus HPV gây ung thư cổ tử cung

Virus HPV gây bệnh dễ lây từ người sang người, thường gặp nhất là khi quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, âm đạo, tử cung, hậu môn của những người bị nhiễm. Thậm chí, việc hôn hoặc chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể lây truyền virus HPV. Virus này cũng có thể lây truyền thông qua việc sử dụng chung dụng cụ như cắt móng tay hoặc kim bấm sinh thiết, đồ lót. Ngoài ra, nó cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh và gây ra đa bướu gai đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Có hơn 140 loại virus HPV được xác định ở người, nhưng khoảng 40 loại có thể nhiễm vào vùng sinh dục và gây bệnh, trong đó có ung thư cổ tử cung. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho virus HPV gây ung thư cổ tử cung, việc tiêm vacxin phòng HPV là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi chủng virus nguy hiểm này.

2. Có nên tiêm vacxin ung thư cổ tử cung hay không?

Mặc dù tầm quan trọng của vacxin ngừa ung thư cổ tử cung là không thể phủ nhận, thế nhưng một số người vẫn lăn tăn không biết có nên tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung hay không.

Nhiều người lăn tăn không biết có nên tiêm vacxin ung thư cổ tử cung hay không

Nhiều người lăn tăn không biết có nên tiêm vacxin ung thư cổ tử cung hay không

Theo thống kê về tình hình ung thư cổ tử cung của HPV Information Centre, cứ 4 phút lại có 1 người mất mạng vì căn bệnh này, và hàng ngày ở Việt Nam, mỗi ngày có thêm 14 người mắc mới, 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tăng cường phòng ngừa và tầm soát căn bệnh ung thư cổ tử cung.

Cho đến nay, tiêm vacxin là biện pháp hiệu quả nhất để chủ động phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm. Vacxin phòng HPV không chỉ khá an toàn mà còn có khả năng đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và cả nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến HPV.

Vacxin HPV giúp kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể đặc hiệu có khả năng chống lại virus HPV. Từ đó giúp ngăn chặn sự phát triển của tổn thương tiền ung thư và các loại ung thư như ung thư cổ tử cung, âm hộ, ung thư âm đạo, sùi mào gà sinh dục, và nhiều loại bệnh khác liên quan đến virus HPV. Chị em phụ nữ nên chủ động tiêm vacxin này để bảo vế sức khỏe bản thân.

3. Những đối tượng nên xem xét tiêm vacxin HPV

Tại Việt Nam, vacxin phòng HPV được khuyến cáo và chỉ định tiêm cho những người sau:

– Nữ giới từ 9 – 26 tuổi: vacxin HPV được khuyến nghị cho phụ nữ trong độ tuổi này, bất kể đã từng có quan hệ tình dục hay chưa. Việc tiêm vacxin sớm có hiệu quả cao và có thể bảo vệ khỏi virus HPV trong nhiều năm.

– Bé trai: Một số quốc gia, theo khuyến nghị của CDC Hoa Kỳ, đã xem xét và mở rộng chương trình tiêm vacxin HPV cho nam giới. Nghiên cứu cho thấy số lượng nam giới mắc bệnh ung thư liên quan đến virus HPV đang tăng lên. Do đó, tiêm vacxin HPV cho các bé trai để bảo vệ họ khỏi các loại virus HPV gây bệnh như ung thư vòm họng, ung thư miệng, lưỡi và các loại ung thư đường sinh dục nam giới là cần thiết.

Quyết định tiêm vacxin HPV nên được thảo luận với bác sĩ

Quyết định tiêm vacxin HPV nên được thảo luận với bác sĩ

Điều quan trọng, khi quyết định tiêm HPV, đối tượng tiêm chủng cần chú ý không thực hiện tiêm chủng nếu:

– Có bất kỳ dấu hiệu mẫn cảm hoặc phản ứng quá mẫn đối với bất kỳ thành phần nào trong vacxin phòng HPV.

– Nếu đã từng có phản ứng quá mẫn sau lần tiêm vacxin HPV trước đó, người đó cũng không nên tiếp tục sử dụng vacxin HPV.

– Phu nữ mang thai: Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác động của vacxin HPV đối với phụ nữ mang thai. Vì vậy, trong giai đoạn tiêm chủng HPV, phụ nữ nên tránh mang thai. Nếu phụ nữ đã mang thai và đang trong quá trình tiêm vacxin và chưa hoàn thành 3 mũi tiêm, cần hoãn tiêm chủng cho đến khi thai kỳ được hoàn thành.

Lưu ý rằng quyết định tiêm vacxin HPV nên được thảo luận với bác sĩ, người sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe và nguy cơ nhiễm virus HPV của từng người.

4. Lịch trình tiêm chủng vacxin HPV

Tiêm vacxin phòng virus HPV không thể tạo ra hiệu quả tối ưu trong 1 lần tiêm mà cần tuân thủ lịch trình tiêm phòng để có hiệu quả phòng ngừa tốt nhất. Dưới đây là lịch tiêm phòng thông thường cho hai loại vacxin phòng HPV phổ biến: Gardasil và Gardasil 9:

– Đối với Gardasil: Lịch tiêm bao gồm ba mũi tiêm, tiêm mũi thứ 2 sau mũi đầu tiên 2 tháng và mũi cuối cùng sau 4 tháng kể từ mũi thứ hai.

– Đối với Gardasil 9: Lịch tiêm có sự linh hoạt hơn. Người từ 9 đến dưới 15 tuổi có thể chọn tiêm theo lịch tiêm 2 mũi hoặc 3 mũi. Người từ 15 đến dưới 27 tuổi cũng có 2 phác đồ tiêm phòng để lựa chọn là lịch tiêm 3 mũi thông thường hoặc lịch tiêm nhanh với 3 mũi tiêm được hoàn thành trong vòng hai tháng.

5. Lưu ý về tiêm vacxin ung thư cổ tử cung

Dưới đây là một vài điều bạn cần quan tâm khi đi tiêm vacxin phòng ung thư cổ tử cung, bao gồm:

– Đa số tất cả đều không cần làm xét nghiệm trước tiêm phòng HPV. Tuy nhiên, việc khám sàng lọc sức khỏe trước tiêm vẫn cần được khuyến nghị để đảm bảo an toàn.

– Nữ giới dưới 25 tuổi nếu đã quan hệ tình dục, vẫn có thể tiêm vacxin HPV, nhưng hiệu quả phòng bệnh có thể không tốt nhất.

– Những người đã từng bị nhiễm virus HPV vẫn có thể tiêm vacxin cổ tử cung. Sau khi cơ thể đã đào thải virus và hệ miễn dịch không đủ để phòng bệnh, việc tiêm vacxin có thể giúp bảo vệ khỏi các chủng HPV khác.

Vacxin phòng HPV là biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến virus HPV, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Việc tuân thủ lịch trình tiêm phòng và tham khảo ý kiến bác sĩ là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho quá trình tiêm. Để được tư vấn về vacxin và đặt lịch tiêm chủng, bạn có thể liên hệ tới Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital