Tìm hiểu phương pháp xét nghiệm u tuyến giáp

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm

Hiện nay, u tuyến giáp là bệnh liên quan tuyến giáp khá phổ biến và dễ mắc ở nhiều người. Vì vậy, xét nghiệm u tuyến giáp là phương pháp giúp kiểm tra, tầm soát tình trạng chức năng tuyến giáp, tiết tố trong cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu biện pháp qua bài viết dưới đây nhé!

1. 03 điều về u tuyến giáp

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra hormone kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể. Tuyến giáp là tuyến nội tiết, nằm ở vị trí tiếp giáp với khí quản trước cổ.

1.1. U tuyến giáp là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

U tuyến giáp là tình trạng pháp sinh khối mô hoặc tế bào tập trung dưới cổ, đáy họng. U tuyến giáp có thể là u lành tính hoặc ác tính như ung thư tuyến giáp. Có 2 loại u phổ biến:

– Đa nhân: là trường hợp có nhiều nhân lớn và nhân nhỏ. Thường nhân nhỏ khá khó phát hiện và phải nhờ đến siêu âm. Đa phần sự phát triển của u đa nhân là di chứng của viêm giáp hoặc phẫu thuật. Thành phần của u thường chứa dịch đặc.

– Đơn nhân: là trường hợp chỉ có 1 nhân và dễ dàng phát hiện được.

Theo thống kê, số lượng nữ mắc u tuyến giáp nhiều hơn nam, cứ 5 nữ thì có 1 nam mắc bệnh. Đa phần bệnh phát triển thầm lặng, khó phát hiện. 

xét nghiệm u tuyến giáp

U tuyến giáp nổi hạch ở cổ

1.2. Dấu hiệu nhận biết của u tuyến giáp

Đa số các trường hợp bệnh u tuyến giáp đều được phát hiện khi khối u đã lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu khối u đã lớn có thể gây chèn ép lên cổ họng, làm khàn giọng, khó nuốt, khó thở. Bạn hãy chú trọng các dấu hiệu cảnh báo cơ thể khi thấy những dấu hiệu sau:

– Sờ thấy có khối u hoặc hạch ở cổ

– Thấy hạch to nổi

– Ho kéo dài

– Khàn giọng

– Cảm thấy khó thở, khó nuốt

– Đau họng hoặc đau vùng cổ

Đối với u ác tính của ung thư tuyến giáp thường sẽ phát triển im lặng, cho đến giai đoạn nhất định sẽ có biểu hiện như sau: nổi hạch, u quanh cổ, đôi khi chảy máu và gây bội nhiễm.

xét nghiệm máu

Nổi hạch ở cổ là 1 trong những dấu hiệu nhận biết bệnh u tuyến giáp

1.3. Xác định nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, y học vẫn chưa xác định đâu là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh u tuyến giáp. Tuy nhiên người ta có thể tìm ra các tác nhân gây bệnh như:

– Người từng tiếp xúc với hóa trị, xạ trị

– Do di chứng của viêm tuyến giáp và phẫu thuật vùng cổ

– Hệ miễn dịch yếu, dễ để vi khuẩn, virus tấn công làm thay đổi hormone

– Gen di truyền

– Ngoài ra, thói quen uống rượu, hút thuốc lá, thiếu i-ốt, thừa cân… cũng là nguyên nhân gây thay đổi nội tiết 

2. Phương pháp xét nghiệm u tuyến giáp phổ biến

Xét nghiệm máu hiện được đánh giá là phương pháp hiệu quả trong việc kiểm tra, theo dõi tình trạng tuyến giáp.

2.1. Các phương pháp xét nghiệm u tuyến giáp phổ biến

Thực tế, có rất nhiều loại xét nghiệm để kiểm tra chức năng tuyến giáp, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng hoặc tiền sử bệnh để xác định loại xét nghiệm phù hợp.

Xét nghiệm T3

T3, là viết tắt của Triiodothyronine, là loại hormone đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể, có ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và chuyển hóa giữa các tế bào. Khi có bất thường ở tuyến giáp, T3 sẽ có sự thay đổi về nồng độ để bác sĩ phát hiện rối loạn bất thường. Chỉ số T3 ở người khỏe mạnh là 1.1 – 2.7 nmol/L.

Trường hợp T3 tăng thường sẽ phản ánh các vấn đề bất thường ở tuyến giáp:

– Bệnh Basedow

– Cường giáp

– Viêm tuyến giáp

– Liệt chu kỳ nhiễm độc tuyến giáp

Tuy nhiên, hàm lượng T3 tăng cao chưa chắc đã phản ánh chính xác bệnh lý tuyến giáp. Đôi khi T3 tăng ở những phụ nữ đang mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, người mắc bệnh về gan.

Trường hợp T3 giảm: 

– Suy giáp mạnh

– Suy dinh dưỡng, thiếu ăn

Xét nghiệm T4

T4, viết tắt của Thyroxin, là hormone đóng vai trò dự trữ bao gồm phát triển và trao đổi chất của cơ thể. Bản thân T4 không có khả năng sản xuất năng lượng hay vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể. Xét nghiệm T4 dùng để chẩn đoán lâm sàng và theo dõi ức chế tuyến giáp. Chỉ số T4 ở người bình thường là 60 – 140 nmol/L.

Nếu nồng độ T4 cao có thể là dấu hiệu của:

– Bệnh cường giáp

– Viêm tuyến giáp

– Bướu đa nhân độc

– Hàm lượng protein trong máu cao

– U tế bào mầm

Nếu nồng độ T4 thấp có thể là:

– Suy dinh dưỡng hoặc thiếu i-ốt

– Suy giáp

– Bệnh liên quan đến tuyến yên

phương pháp xét nghiệm

Xét nghiệm T4 giúp chẩn đoán rối loạn tuyến giáp

Xét nghiệm TSH

TSH là loại hormone kích thích tuyến giáp, có giá trị trong chẩn đoán bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp và nguồn gốc gây ra tình trạng rối loạn. Phương pháp này còn giúp dự báo bệnh sẽ ổn định hay tái phát sau khi điều trị. Xét nghiệm TSH ở một người khỏe mạnh là 0.4 – 4.0 mU/L.

Nếu nồng độ TSH cao: 

– Suy giáp

– Cường giáp nguồn gốc tuyến yên

– TSH sản xuất lạc chỗ

Suy tuyến thượng thận tiên phát

Nếu nồng độ TSH thấp:

– Cường giáp 

– Tuyến giáp đa nhân

– Giảm chức năng tuyến yên

phương pháp lấy máu xét nghiệm

Xét nghiệm TSH hỗ trợ dự báo bệnh ổn định hay tái phát sau điều trị

2.2. Xét nghiệm u tuyến giáp có thực sự hiệu quả?

Thực tế, xét nghiệm máu u tuyến giáp không phản ánh hết chính xác bệnh tuyến giáp mà người bệnh mắc phải. Đôi khi nồng độ tăng – giảm có thể là do hormone hoặc yếu tố ngoại cảnh tác động, chứ không dự báo bệnh. Chỉ số xét nghiệm làm căn cứ giúp bác sĩ tiến hành các phương pháp khám chuyên sâu hơn.

Ngoài xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh u tuyến giáp, còn các phương pháp khác như:

– Siêu âm tuyến giáp: Đây là phương pháp sử dụng kĩ thuật hình ảnh khá đơn giản nên được hầu hết bệnh viện áp dụng.

– Kiểm tra độ tập trung i-ốt: Nếu tuyến giáp có độ i-ốt cao tức là người bệnh đang mắc bệnh cường giáp do tuyến giáp tiết ra lượng hormone tuyến quá mức.

– Chọc hút tế bào: Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp này khi xác định người bệnh có khối u ác tính

hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết về bệnh u tuyến giáp và các phương pháp dùng để xét nghiệm bệnh trong phát hiện, chẩn đoán và tầm soát bệnh lý.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital