Tìm hiểu phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm vật lý trị liệu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phổ biến, gây ra nhiều phiền toái trong công việc cũng như đời sống thường ngày. Bệnh có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp trong đó thoát vị đĩa đệm vật lý trị liệu được nhiều người lựa chọn.

1. Tìm hiểu sơ bộ về bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh và gây ra nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe, khả năng vận động như:

– Teo cơ

– Bại liệt

– Mất khả năng vận động

Hiện nay, cách chữa thoát vị đĩa đệm có nhiều cách điều trị, bao gồm:

– Dùng thuốc

– Bấm huyệt

– Châm cứu

– Phẫu thuật

– Vật lý trị liệu

Lưu ý rằng, đây chỉ là một trong những phương pháp cải thiện thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nên thăm khám chuyên khoa Cơ xương khớp để được tư vấn điều trị phù hợp.

Thoát vị đĩa đệm vật lý trị liệu được nhiều người lựa chọn

Phương pháp vật lý trị liệu trong điều trị thoát vị đĩa đệm được nhiều người lựa chọn

2. Thông tin cần biết về điều trị thoát vị đĩa đệm vật lý trị liệu

2.1. Tính hiệu quả của phương pháp thoát vị đĩa đệm vật lý trị liệu

Bệnh lý xương khớp này có thể điều trị bằng nhiều cách trong đó có thoát vị đĩa đệm vật lý trị liệu. Phương pháp này được đánh giá cao về tính phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh, đem lại hiệu quả trong điều trị, cụ thể như sau:

Hạn chế gây áp lực lên thần kinh

Bệnh lý thoát vị đĩa đệm khiến nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài, chèn ép lên dây thần kinh xung quanh, làm suy giảm khả năng vận động của người bệnh. Khi tập vật lý trị liệu, các dây thần kinh được giải phóng, giảm áp lực từ đó cải thiện tình trạng tê bì tay chân, nhức mỏi lưng, …

Tăng sức mạnh cơ bắp

Nhiều người bị thoát vị đĩa đệm hạn chế vận động vì cho rằng vận động khiến cơn đau nghiêm trọng hơn. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm và khiến các khối cơ dần teo đi theo thời gian, suy yếu dần. Người bệnh thoát vị đĩa đệm tập vật lý trị liệu đem đến nhiều lợi ích cho các nhóm cơ, cụ thể:

– Tạo điều kiện cho các cơ vận động như bình thường

– Giảm nguy cơ teo cơ

– Tăng sức mạnh cho cơ bắp

Tăng cường lưu thông máu

Vật lý trị liệu còn giúp người bệnh tăng cường lưu thông máu, dẫn truyền dưỡng chất và khí oxy đến vùng đốt sống hiệu quả hơn. Từ đó, kết quả điều trị và phục hồi chức năng cũng được tăng lên đáng kể.

Tăng sự dẻo dai

Người bệnh thường xuyên áp dụng các bài tập vật lý trị liệu giúp cơ bắp, xương khớp dẻo dai, ngăn ngừa loãng xương, viêm khớp cũng như thoái hóa khớp gối.

2.2. Thoát vị đĩa đệm vật lý trị liệu và các hình thức phổ biến

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm không chỉ là các bài tập vận động mà còn nhiều hình thức khác. Hiện nay, kỹ thuật vật lý trị liệu phát triển hiện đại và đa dạng hơn, điển hình như:

Mát xa mô sâu

Liệu pháp mát xa giúp giảm cơn đau nhức, giảm co thắt cơ, tăng khả năng vận động của khớp và giúp cơ linh hoạt hơn. Những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên mát xa ở vùng xương chậu, hông, đùi, …

Liệu pháp nóng – lạnh

Chườm nóng và chườm lạnh là 2 liệu pháp tác động bằng nhiệt độ giúp các cơ được kích thích thích hơn, từ đó tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh:

– Hỗ trợ giãn nở mạch máu, cơ bắp

– Giúp máu đi nuôi dưỡng vùng đốt sống nhiều hơn

– Giảm phù nề

– Giảm sưng tấy

– Cải thiện cơn đau lưng

Thủy trị liệu

Thủy trị liệu là một trong những liệu pháp cải thiện chứng thoát vị đĩa đệm và nhiều bệnh lý xương khớp khác. Thủy trị liệu ứng dụng các tia nước, dòng nước luân chuyển trên cơ thể để hỗ trợ kích thích dây thần kinh, giúp máu lưu thông hiệu quả hơn.

3. Gợi ý các bài tập, động tác cải thiện thoát vị đĩa đệm hiệu quả

3.1. Tư thế em bé

– Bắt đầu với tư thế ngồi quỳ gối lên thảm, 2 chân dang rộng vừa phải.

– Nâng 2 tay lên cao rồi gập người xuống, vươn 2 tay về phía trước, vươn càng xa càng tốt.

– Nhắm mắt và thả lỏng toàn bộ đầu, cổ, vai, lưng và cánh tay trong khoảng 30 giây.

– Nhẹ nhàng nâng người lên, lặp lại động tác này từ 2-3 lần.

Nên duy trì thoát vị đĩa đệm vật lý trị liệu đều đặn

Nên duy trì tập các tư thế trên đều đặn để sớm có tác dụng

3.2. Tư thế căng cơ cổ

– Bắt đầu với tư thế ngồi thẳng lưng trên sàn, chân bắt chéo sang hông.

– Duỗi thẳng tay phải và đặt tay trái lên trên đỉnh đầu.

– Kéo đầu nhẹ sang bên trái, duy trì tư thế trong 15-20 giây.

– Từ từ về vị trí ban đầu và thực hiện ngược lại.

3.3. Tư thế rắn hổ mang

– Bắt đầu với tư thế nằm úp, chống 2 tay xuống sàn, đặt sát ngực xuống thảm.

– Hít vào rồi từ từ dùng lực tay nâng người lên chậm rãi.

– Mắt hướng về phía trước, duỗi thẳng cánh tay, đẩy bả vai ra sau để mở căng phần ngực.

– Duy trì tư thế khoảng 15 – 20 giây, lặp lại động tác để có hiệu quả.

3.4. Tư thế chó úp mặt

– Bắt đầu bằng tư thế đầu gối mở rộng bằng hông, 2 cánh tay mở ra bằng vai, xòe rộng ngón tay.

– Dùng lực tay để nâng người lên cao, đồng thời duỗi thẳng 2 chân.

– 2 tay dịch chuyển về phía trước, 2 chân dần lùi về sau để kéo dài cơ thể.

– Duy trì tư thế khoảng 30 giây, hít thở đều trong lúc thực hiện.

3.5. Tư thế cây cầu

– Bắt đầu với tư thế nằm ngửa trên sàn với 2 tay đặt dưới mông, co đầu gối và giữ lòng bàn chân chạm đất.

– Từ từ siết chặt đồng thời cơ mông và cơ bụng.

– Nhấc hông cao để tạo thành đường thẳng từ đầu gối tới vai.

– Lưu ý siết chặt cơ bụng, hít thở sâu.

– Duy trì tư thế trong 20 – 30 giây rồi chậm rãi hạ người để về lại tư thế ban đầu.

4. Chuyên gia lưu ý khi áp dụng vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Người bệnh điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp vật lý trị liệu cần lưu ý những điều sau đây:

– Chỉ tập luyện và thực hiện liệu trình vật lý trị liệu được bác sĩ thiết kế dành riêng cho tình trạng bệnh lý của bạn.

– Đảm bảo tuân thủ hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ để giảm đau hiệu quả, ngăn ngừa chấn thương.

– Khi thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, người bệnh nên lựa chọn đồ tập thoải mái, giày tập vừa chân.

– Dừng tập ngay khi cơn đau nghiêm trọng hơn.

Thoát vị đĩa đệm vật lý trị liệu cần kết hợp với các phương pháp khác

Thăm khám Cơ xương khớp ngay khi triệu chứng đau nặng nề hơn để điều chỉnh kịp thời chế độ tập luyện và phác đồ

Nếu sau một thời gian điều trị người bệnh không thấy cơn đau thuyên giảm thậm chí còn đau hơn, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều chỉnh phác đồ điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital