Tìm hiểu những nguyên nhân bị viêm chân răng 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Viêm chân răng là một trong những biến chứng thường gặp của tình trạng nhiễm trùng răng miệng do không vệ sinh nướu kỹ càng. Nguy hiểm hơn, tình trạng này có thể lan xuống chân răng gây viêm tủy răng. Vậy nguyên nhân bị viêm chân răng là gì, cách điều trị như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết để được giải đáp nhé!

1. Viêm chân răng là bệnh lý gì?

Viêm chân răng (hay còn được biết đến với tên gọi viêm nha chu) là sự tổn thương các tổ chức ở xung quanh răng và chân răng. Các tổn thương này có triệu chứng điển hình là sưng, viêm nhiễm, tấy đỏ khiến cho người bệnh bị đau ở vùng viêm. Đặc biệt, bệnh thường có chiều hướng diễn biến âm thầm, với vi khuẩn lây lan sang vùng lân cận, phá hủy các cấu trúc hỗ trợ răng ở xương hàm.

Ở từng giai đoạn, viêm chân răng sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau, không chỉ gây ảnh hưởng tới ăn uống, sinh hoạt hay giao tiếp thường ngày của người bệnh mà còn đe dọa đến sức khỏe răng miệng. Một số triệu chứng thường gặp của viêm chân răng có thể bao gồm:

– Chân răng bị sưng đỏ, đau nhức

– Vùng chân răng chảy máu, đặc biệt là khi ăn đồ ăn cứng hoặc đánh răng quá mạnh

– Nướu trở nên mềm hơn so với bình thường và không bám chắc vào chân răng

– Hơi thở và khoang miệng có mùi hôi khó chịu

– Ở tình trạng nặng hơn thì viêm chân răng có thể hình thành các túi mủ, thậm chí là biến chứng làm răng lung lay, gãy hàng loạt hay nguy cơ mất răng…

Nhìn chung, tốt hơn hết, người bệnh khi gặp phải tình trạng này nên thăm khám hoặc tìm ra giải pháp điều trị sớm, hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.

Viêm chân răng (hay còn được biết đến với tên gọi viêm nha chu) là sự tổn thương các tổ chức ở xung quanh răng và chân răng.

Viêm chân răng (hay còn được biết đến với tên gọi viêm nha chu) là sự tổn thương các tổ chức ở xung quanh răng và chân răng.

2. Nguyên nhân bị viêm chân răng

Như đã đề cập ở trên, viêm chân răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nguyên nhân bị viêm chân răng là gì?

2.1. Vi khuẩn tồn tại ở mảng bám răng

Có thể nói, thủ phạm hàng đầu dẫn tới viêm chân răng là vi khuẩn trong mảng bám răng. Đặc biệt, khi bạn vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, mảng bám vôi răng sẽ hình thành và mang theo vi khuẩn gây hại cho khoang miệng. Theo thời gian thì vôi răng cũng có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng nướu, làm cho nướu bị sưng đỏ, chảy máu rồi dần dần biến chứng thành viêm chân răng.

Vi khuẩn trong mảng bám răng là một trong những nguyên nhân bị viêm chân răng hàng đầu

Vi khuẩn trong mảng bám răng là một trong những nguyên nhân bị viêm chân răng hàng đầu

2.2. Răng mọc lệch lạc hoặc mọc chen chúc

Răng mọc lệch lạc hoặc mọc chen chúc sẽ tăng khả năng hình thành các mảng bám cũng như cao răng. Khi cao răng ngày càng có nhiều, nguy cơ bị bệnh nha chu cũng sẽ tăng cao. Hút thuốc lá là một trong những nguy cơ điển hình làm tăng khả năng mắc bệnh nha chu hoặc khiến cho bệnh ngày càng trở nên trần trọng hơn.

2.3. Do vệ sinh răng miệng thiếu khoa học

Việc vệ sinh răng miệng nếu như không được thực hiện đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng viêm chân răng. Bởi nếu như việc vệ sinh cơ bản không làm sạch được các mảng bám thức ăn trên răng sẽ làm cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây nên viêm nhiễm quanh chân răng.

2.4. Do tuổi tác

Theo các chuyên gia nha khoa, khi tuổi tác tăng dần, tốc độ lão hóa của các bộ phận trong cơ thể cũng sẽ diễn biến nhanh chóng. Ngoài ra, các tổ chức quanh răng cũng dần bị lỏng, không thể bám sát được thân răng, tạo điều kiện thuận lợi cho mảng bám tích tụ và vi khuẩn tấn công vào nướu dẫn đến viêm nhiễm quanh chân răng.

2.5. Một số bệnh lý răng miệng khác

Một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, chảy máu chân răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm chân răng. Lúc này, vi khuẩn ở trong khoang miệng đang hoạt động mạnh mẽ có thể tấn công phá hủy ổ viêm ở nơi chân răng, đồng thời phá hủy chân răng khiến cho chân răng tách khỏi nướu răng và gây mất răng.

2.6. Do tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa tim mạch, huyết áp, tiểu đường

Một số loại thuốc liên quan đến tim mạch, huyết áp hay tiểu đường đều có thể đem lại một số tác dụng phụ không mong muốn, tuy nhiên sẽ không quá gây hại cho sức khỏe. Trừ trường hợp bạn sử dụng quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ như khô miệng, chảy máu bất thường, đau nướu răng và gián tiếp dẫn đến tình trạng viêm chân răng.

Ngoài ra, viêm chân răng cũng có thể là kết quả của suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin C, thay đổi nội tiết tố hay các bệnh lý về máu dẫn tới viêm chân răng.

3. Điều trị viêm chân răng thế nào?

Mỗi giai đoạn viêm chân răng sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, phương pháp điều trị như sau:

Ở giai đoạn đầu, bệnh lý vẫn còn ở mức độ nhẹ nên chỉ cần thực hiện các kỹ thuật làm sạch, loại bỏ các vi khuẩn có hại trong khoang miệng và tiến hành điều trị nha chu. Bác sĩ sẽ thực hiện các bước lấy cao răng, vệ sinh răng miệng bằng các thiết bị chuyên dụng. Đây là một trong những bước cơ bản để điều trị viêm chân răng, có thể thực hiện được ở các giai đoạn dù là nhẹ hay nặng.

Sang giai đoạn giữa, viêm chân răng nếu như đã hình thành túi mủ, tiến triển sang giai đoạn áp xe răng thì sẽ bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ ổ mủ. Nếu như tình trạng này không được phẫu thuật sớm thì có thể tác động đến xương ổ răng khiến nguy cơ viêm nhiễm lan rộng hơn.

Nếu như viêm chân răng đã tiến triển quá nặng, ổ viêm đã phá hủy gần như toàn bộ chân răng và khó có thể bảo tồn được nữa thì lúc này bắt buộc phải nhổ bỏ toàn bộ răng. Đồng thời, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định các phương pháp trồng răng để tránh tình trạng làm mất răng tiêu xương hàm.

Tốt hơn hết, bạn nên thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời

Tốt hơn hết, bạn nên thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời

Trên đây là các thông tin quan trọng về nguyên nhân bị viêm chân răng cũng như cách điều trị dứt điểm. Viêm chân răng nếu để lâu có thể dẫn đến vô vàn biến chứng nguy hiểm như: Xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường, bệnh tim… Do đó, tốt hơn hết là bạn nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital