Tìm hiểu nguyên nhân nấc cụt mặc dù đây là hiện tượng

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Không phải ai cũng biết nguyên nhân nấc cụt là gì mặc dù đây là hiện tượng mà hầu như ai cũng từng gặp phải. Một vài lần nấc cụt là điều bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần điều trị. Tuy nhiên nếu cơn nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ hoặc tái phát định kỳ thì có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó.

Nguyên nhân nấc cụt tạm thời

Nấc cụt thực chất là những đợt co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành do hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín. Thông thường nấc cụt chỉ xảy ra trong vài phút nhưng cũng có trường hợp kéo dài trong nhiều giờ hoặc 1 – 2 ngày, thâm chí là vài năm.
Nấc cụt tạm thời là hiện tượng nấc cụt chỉ trong vài phút đến ít hơn 24 giờ. Hầu hết nấc cụt tạm thời không có lý do rõ ràng. Đây là hiện tượng bình thường, không gây đe dọa sức khỏe và sẽ tự biến mất mà không cần quan tâm.

Nấc cụt tạm thời là hiện tượng nấc cụt chỉ trong vài phút đến ít hơn 24 giờ.

Nấc cụt tạm thời là hiện tượng nấc cụt chỉ trong vài phút đến ít hơn 24 giờ.

Các nguyên nhân gây nấc cụt tạm thời bao gồm:

  • Uống rượu
  • Hút thuốc lá
  • Ăn uống quá nhanh hoặc ăn những thức ăn cay
  • Uống đồ uống nóng hoặc đồ uống có ga
  • Nhai kẹo cao su
  • Thay đổi đột ngột nhiệt độ phòng
  • Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ bên trong dạ dày, ví dụ như ăn một thứ gì đó nóng sau đó uống lạnh.
  • Ảnh hưởng của cảm xúc như căng thẳng, sợ hãi hay phấn khởi

 

Nguyên nhân nấc cụt kéo dài

Trong những trường hợp hiếm hoi, nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thường có bệnh lý đi kèm hay tiềm ẩn.

Nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thường có bệnh lý đi kèm hay tiềm ẩn, cần thăm khám và điều trị sớm.

Nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thường có bệnh lý đi kèm hay tiềm ẩn, cần thăm khám và điều trị sớm.

Các bệnh lý đi kèm hoặc tiềm ẩn có thể gây nấc cụt kéo dài:

  • Các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh trào ngược dạ dày-thực quản, bệnh viêm ruột, tắc nghẽn ruột non.
  • Các bệnh hô hấp như hen, viêm phổi hoặc viêm màng phổi.
  • Các điều kiện tác động đến hệ thần kinh trung ương như đột quỵ, khối u ảnh hưởng đến não, viêm não hoặc chấn thương sọ não.
  • Các bệnh lý gây kích thích dây thần kinh vagus (một dây thần kinh điều khiển cơ hoành), chẳn hạn như bướu cổ, viêm họng hoặc viêm màng não.
  • Một phản ứng tâm lý như sốc, sợ hãi, đau buồn, phấn khích hoặc căng thẳng.
  • Các điều kiện liên quan đến sự trao đổi chất (cách cơ thể tiêu hóa thức ăn) như tiểu đường, hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết.

Thuốc
Đôi khi nấc cụt liên tục có thể là phản ứng của cơ thể với một số loại thuốc như:

  • Gây tê – thuốc được dùng trước khi phẫu thuật hoặc thủ thuật làm mất cảm giác hoặc ý thức
  • Corticosteroids – thuốc làm giảm viêm (sưng)
  • Benzodiazepine – một loại thuốc an thần giúp giảm lo lắng
  • Barbiturates – một loại thuốc an thần đôi khi được sử dụng để ngăn ngừa động kinh.
  • Methyldopa – thuốc dùng để điều trị huyết áp cao (cao huyết áp)
  • Thuốc hóa trị liệu – thuốc dùng để diệt tế bào ung thư

Nếu xác định được nguyên nhân gây nấc cụt kéo dài, điều trị nguyên nhân này sẽ giúp chấm dứt nấc cụt.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp xác định nguyên nhân gây nấc cụt và điều trị hiệu quả.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital