Tìm hiểu cấy ghép implant có an toàn không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Phương pháp cấy ghép Implant mang lại hàm răng hoàn hảo cho những ai bị mất răng. Đây là một giải pháp phục hình được đánh giá là tiên tiến bậc nhất trong lĩnh vực nha khoa hiện nay. Vậy cấy ghép Implant có an toàn không, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn ngay sau đây.

1. Cấy ghép Implant là gì?

Implant là một loại vít nhỏ được chế tác từ chất liệu có khả năng tương thích sinh học với xương hàm, sử dụng như những chiếc răng thật sau phục hình. Cấy ghép Implant là kỹ thuật trồng răng giả, thực hiện bằng việc cắm trụ Implant vào trong xương hàm để tạo trụ đỡ và gắn mão sứ lên trên để đáp ứng khả năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ cho răng miệng.

Hiện nay, cấy ghép Implant được đánh giá là sự tiến bộ vượt bậc của lĩnh vực nha khoa. Thông qua việc cấy ghép Implant, mọi người có thể sở hữu hàm răng đảm bảo chức năng lẫn thẩm mỹ. Răng Implant thường cứng chắc và có độ bền vượt trội với thời gian. Mão sứ được chế tác với kích thước, kiểu dáng, màu sắc theo đặc trưng răng miệng nên luôn đảm bảo tính tương thích với răng thật.

Phương pháp này phù hợp và được các bác sĩ nha khoa khuyến cáo thực hiện đối với những người gặp phải tình trạng:

– Mất răng lâu năm

– Mất răng do chấn thương

Răng sâu quá lớn

– Sâu răng ăn vào tủy

– Chân răng suy yếu

Viêm chân răng

Thông qua việc cấy ghép Implant, mọi người có thể sở hữu hàm răng đảm bảo chức năng lẫn thẩm mỹ

Thông qua việc cấy ghép Implant, mọi người có thể sở hữu hàm răng đảm bảo chức năng lẫn thẩm mỹ

Kỹ thuật cấy ghép Implant giúp phục hình răng miệng hoàn hảo, mọi người có thể dễ dàng ăn uống và sinh hoạt sau khi phục hình răng. Tuy nhiên phương pháp này sẽ không mang lại hiệu quả như ý muốn và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với những người đang mang thai, người mắc bệnh lý răng miệng nghiêm trọng, nền xương yếu, người mắc một số bệnh lý toàn thân…

2. Cấy ghép Implant có an toàn không?

Trên thực tế, cấy ghép Implant là phương pháp phục hình hoàn hảo đối với những người mất răng. Kết quả sau khi cấy ghép không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn đảm bảo chức năng ăn uống, sinh hoạt bình thường.

Đặc trưng của cấy ghép Implant là tác động vào xương hàm để tạo khoảng trống gắn trụ Implant. Trụ Implant và mão sứ được chế tác từ các chất liệu an toàn đối với sức khỏe răng miệng, không gây kích ứng nướu răng. Nếu không được thực hiện khoa học, kỹ lưỡng, quá trình cấy ghép răng có thể tiềm ẩn nguy cơ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Đồng thời, việc phục hình không khoa học cũng có thể khiến xương hàm suy yếu, phục hình răng không đạt hiệu quả.

Cấy ghép Implant là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi cần phải được thực hiện tại cơ sở nha khoa đảm bảo các tiêu chí:

– Bác sĩ chuyên môn cao

– Máy móc hiện đại

– Không gian vô khuẩn…

Điều này giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả sau khi thực hiện phục hình. Do vậy khi có nhu cầu phục hình răng bị mất bằng Implant, mọi người cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín. Bác sĩ có chuyên môn sẽ tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng sức khỏe răng miệng để tư vấn phục hình phù hợp và đảm bảo an toàn nhất.

Cấy ghép Implant có an toàn không phụ thuộc vào việc thực hiện tại các cơ sở nha khoa

Cấy ghép Implant có an toàn không phụ thuộc vào việc thực hiện tại các cơ sở nha khoa

3. Quy trình cấy ghép Implant

– Thăm khám và tư vấn

Thăm khám là công đoạn quan trọng giúp bác sĩ có thể xác định tình trạng sức khỏe răng miệng của mọi người xem có hợp với việc phục hình hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ phù hợp để đảm bảo an toàn và giúp quá trình thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.

– Vệ sinh khoang miệng

Bác sĩ tiến hành làm sạch cao răng, mảng bám để khoang miệng đảm bảo sạch sẽ, không còn vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm trong lúc tiến hành phục hình.

– Gây tê

Quá trình rạch lợi, tạo khoảng trống trên xương có thể gây đau, khó chịu nên cần được gây tê để mọi người cảm giác thoải mái hơn.

– Ghép xương/nhổ răng

Ghép xương hoặc nhổ răng được thực hiện đối với những người có chất lượng xương kém, không đạt điều kiện để cắm trụ. Sau khi ghép xương xong phải đợi từ 2-6 tháng thì mới có thể tiến hành cắm trụ Implant.

– Cắm trụ Implant

Sau khi xương hàm đã đạt tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ gắn trụ implant vào trong xương hàm và đóng nắp bảo vệ để tránh vi khuẩn tấn công. Sau đó, bác sĩ sẽ gắn răng giả để mọi người có thể ăn uống trong thời gian đợi xương hàm và trụ tương thích với nhau.

– Lấy dấu răng

Sau khi gắn trụ và đợi trụ tương thích, bác sĩ sẽ lấy dấu răng theo mẫu hàm để chế tác mão sứ. Răng sứ thường có màu sắc, kiểu dáng và kích thước tương tự như đối với răng thật để sau khi phục hình có thể đảm bảo tính hài hòa với các răng khác.

– Phục hình răng sứ

Mão sứ được gắn lên trên trụ Implant và cố định bằng khớp nối Abutment. Tới thời điểm này thì công đoạn cấy ghép Implant gần như hoàn thiện, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng lại lần cuối để kết thúc quá trình phục hình cho mọi người.

– Hẹn lịch tái khám

Sau khi đã hoàn tất, bác sĩ sẽ tư vấn cho mọi người cách chăm sóc răng miệng tại nhà và hẹn lịch tái khám để kiểm soát chất lượng, tuổi thọ của răng Implant.

Trồng Implant cho răng nên được thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe răng miệng

Trồng Implant cho răng nên được thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe răng miệng

Nhìn chung, cấy ghép Implant có an toàn hay không còn phụ thuộc vào việc được thực hiện ở đâu. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thăm khám và thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín, với bác sĩ có chuyên môn cao. Đồng thời, tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong quá trình phục hình để kết quả đạt được như ý muốn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital