Tìm hiểu cao răng có làm hôi miệng không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo mọi người lấy cao răng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất. Ngoài việc gây ra bệnh lý, cao răng có làm hôi miệng không còn là một trong băn khoăn của rất nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cao răng và tình trạng hôi miệng ngay sau đây.

1. Cao răng là gì?

Cao răng là các mảng bám bị vôi hóa bởi các hợp chất muối calcium phosphate có trong nước bọt. Cao răng hình thành từ các cặn thức ăn thừa, mảng bám trên thân răng và mép lợi. Mất khoảng hơn một tuần, mảng bám chuyển hóa thành cao răng.

Cao răng thường tập trung ở vùng cổ răng hoặc dưới mép lợi do đây là vị trí khó vệ sinh thông thường. Với một số người có hàm răng khấp khểnh, lệch lạc, cao răng có thể dễ hình thành hơn do mảng bám và thức ăn thừa dễ mắc vào.

Trắng đục, vàng nhạt hoặc đỏ thẫm là màu sắc thường thấy của cao răng. Những người hút thuốc, uống nhiều rượu bia thường có cao răng màu vàng hoặc nâu thẫm. Nếu mọi người có thói quen vệ sinh răng miệng khoa học thì nguy cơ có cao răng sẽ thấp hơn.

Cao răng là các mảng bám bị vôi hóa bởi các hợp chất muối calcium phosphate có trong nước bọt

Cao răng là các mảng bám bị vôi hóa bởi các hợp chất muối calcium phosphate có trong nước bọt

2. Cao răng hình thành thế nào?

Sau khi ăn khoảng 15 phút, bề mặt răng hình thành một lớp màng mỏng. Lớp màng sẽ càng ngày càng dày hơn nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng sau khi ăn từ 30 phút. Sự hình thành của lớp màng này khiến các vi khuẩn có chỗ để bám lên bề mặt răng. Càng ngày, vi khuẩn tích tụ càng nhiều và hình thành các mảng bám.

Ở giai đoạn mảng bám, mọi người có thể làm sạch bằng việc vệ sinh răng miệng với bàn chải và chỉ nha khoa. Tuy nhiên khi tồn tại càng lâu, mảng bám sẽ bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong khoang miệng. Khi đó, mảng bám sẽ cứng hơn, trở thành cao răng bám chắc vào bề mặt răng, dưới mép lợi.

Đa phần cao răng hình thành từ thói quen vệ sinh răng miệng kém khoa học của mọi người như:

– Không vệ sinh răng miệng thường xuyên sau khi ăn khoảng 30 phút, trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy.

– Không sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa ở những vị trí khó chải răng như kẽ răng.

– Chải răng sai cách, không làm sạch được mảng bám trên bề mặt răng.

– Sử dụng nhiều thực phẩm chứa đường, nhiều dầu mỡ… khiến mảng bám dễ hình thành trên răng.

Cao răng thường bám chắc ở thân răng hoặc dưới mép lợi, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển

Cao răng thường bám chắc ở thân răng hoặc dưới mép lợi, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển

3. Cao răng có làm hôi miệng không?

Cao răng tích tụ quá nhiều và lâu ngày sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Vi khuẩn phát triển quá mức không chỉ gây các bệnh lý nha khoa mà còn khiến miệng có mùi khó chịu. Cao răng là một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng hôi miệng mà mọi người gặp phải hiện nay.

Nguyên nhân là do chất thải của vi khuẩn và phản ứng giữa các loại axit trong nước bọt khiến miệng có mùi hôi, đặc biệt là khi mới ăn xong hoặc sau khi ngủ dậy.

Ngoài ra, hôi miệng còn hình thành do mọi người mắc các bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, sâu răng… và các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa…

Do vậy, để ngăn ngừa cao răng gây hôi miệng, cách tốt nhất chính là vệ sinh răng miệng thường xuyên và lấy cao răng định kỳ theo khuyến cáo nha khoa. Các bác sĩ sẽ thăm khám, xác định mức độ cao răng và xử trí phù hợp với tình trạng của từng người.

Cao răng có làm hôi miệng không, thực tế thì cao răng là tác nhân cơ bản dẫn tới tình trạng hôi miệng mọi người gặp phải

Cao răng có làm hôi miệng không, thực tế thì cao răng là tác nhân cơ bản dẫn tới tình trạng hôi miệng mọi người gặp phải

4. Cách ngăn ngừa hôi miệng

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa cao răng là cách tốt nhất giúp hạn chế sự tấn công của các tác nhân có hại. Theo các bác sĩ Nha khoa Thu Cúc TCI, mọi người cần xây dựng một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học ngăn ngừa hôi miệng bằng việc:

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm mảnh và kem đánh răng có chứa flour.

– Sử dụng máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng vì bàn chải khó tiếp cận những vị trí này.

– Súc miệng đều đặn bằng dung dịch súc miệng, nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh khoang miệng.

– Cạo lưỡi, vệ sinh bề mặt lưỡi khi chải răng để làm sạch tối đa khoang miệng.

– Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ hay có tính axit cao bởi chúng có thể làm mòn men răng, gây bệnh lý…

– Không hút thuốc, uống nhiều rượu bia, đồ uống có gas… để tránh làm ố màu răng và hôi miệng.

– Nên ăn những thực phẩm cân bằng dưỡng chất, tăng cường rau xanh, trái cây tươi để cung cấp đủ vitamin cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh.

– Lấy cao răng thường xuyên từ 3-6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ nha khoa.

– Điều trị bệnh lý các bệnh lý toàn thân nếu hôi miệng xuất phát từ các nguyên nhân này.

– Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ để có thể chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh lý nha khoa kịp thời, ngăn ngừa hôi miệng.

Lấy cao răng thường xuyên và vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa cao răng gây hôi miệng

Lấy cao răng thường xuyên và vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa cao răng gây hôi miệng

Nhìn chung, cao răng là nguyên nhân hàng đầu khiến mọi người gặp phải tình trạng hôi miệng. Hy vọng, bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng hôi miệng do cao răng gây ra. Bạn có nhu cầu tìm hiểu về sức khỏe răng miệng có thể liên hệ trực tiếp tới các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital