Tìm hiểu các phương pháp xét nghiệm ung thư phổi

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Lại Văn Hòa

Phụ trách phòng xét nghiệm

Chẩn đoán sớm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát hiện và điều trị ung thư phổi. Bên cạnh các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng thì xét nghiệm được coi là phương pháp không thể thiếu để giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện dấu hiệu bất thường trong phổi của người bệnh. Xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu các thông tin liên quan đến xét nghiệm ung thư phổi bạn nhé!

Menu xem nhanh:

1. Ung thư phổi nguy hiểm như thế nào?

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh ung thư có số lượng người mắc cao nhất tại Việt Nam. Đây được xem là bệnh lý vô cùng nguy hiểm bởi dấu hiệu chỉ bộc phát ra bên ngoài khi người bệnh đã bước vào giai đoạn cuối, rất khó để cứu chữa. Ung thư phổi là tình trạng những tế bào bất thường xuất hiện ở phổi và phát triển mạnh mẽ, khó kiểm soát. Các khối u ác tính ở phổi sau đó sẽ lan dần sang các bộ phận khác của cơ thể. Đối tượng mắc ung thư phổi thường là những người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất, thường xuyên hút thuốc lá và có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học,…

Theo số liệu thống kê, năm 2018 Việt Nam có 164.671 ca mắc ung thư mới trong đó ung thư phổi chiếm tới 14,4%, đứng thứ hai chỉ sau ung thư gan. Đây là bệnh ung thư có tỷ lệ mắc mới cao thứ hai ở nam giới và cao thứ ba ở nữ giới. Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối không những gây nên nhiều tổn thương nghiêm trọng đối với cơ thể mà còn tàn phá tinh thần của người bệnh. Hơn nữa, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lý này cũng vô cùng thấp khiến người mắc ung thư phổi cảm thấy tuyệt vọng và mệt mỏi. Đối với trường hợp đã bước vào giai đoạn cuối thì điều trị chỉ có thể giúp người bệnh giảm đau đớn, tăng sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ.

Xét nghiệm chẩn đoán ung thư phổi thực hiện như thế nào?

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh ung thư có số lượng người mắc cao nhất tại Việt Nam

2. Lợi ích khi thực hiện xét nghiệm ung thư phổi

Ngày nay, tỷ lệ ung thư tại nước ta đang gia tăng nhanh chóng và gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là đối với ung thư phổi, bởi lẽ bệnh lý này ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu gì rõ ràng. Đa phần người bệnh được phát hiện ung thư khi đã bước vào giai đoạn cuối nên việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn, gây tổn thất về sức khỏe và chi phí. Trước tình hình này, các phương pháp giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh lý ung thư ngày càng được nhiều người lựa chọn hơn.

Xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh lý này. Thông thường xét nghiệm sẽ kết hợp với các phương pháp thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh khác để phát hiện các tế bào ung thư nhỏ nhất. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ ra phương hướng và phác đồ điều trị phù hợp. Việc này sẽ giúp cho người bệnh tăng khả năng điều trị cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí.

Xét nghiệm bệnh lý ung thư phổi còn có thể giúp người thăm khám phát hiện nhiều vấn đề khác liên quan tới sức khỏe. Nhờ vậy mà người bệnh có thể chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.

Xét nghiệm chẩn đoán ung thư phổi được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm bệnh lý ung thư phổi còn có thể giúp người thăm khám phát hiện nhiều vấn đề khác liên quan tới sức khỏe

3. Xét nghiệm trong tầm soát ung thư phổi bao gồm những gì?

3.1. Các phương pháp xét nghiệm ung thư phổi

Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán ung thư phổi bao gồm:

– Xét nghiệm mô bệnh học: Xét nghiệm này được thực hiện từ mẫu bệnh phẩm trong quá trình nội soi phế quản hoặc trong quá trình sinh thiết xuyên thành ngực dưới dẫn cắt lớp vi tính.

– Xét nghiệm tế bào học: Đây là quá trình chọc hút tế bào hạch, chọc dò dịch phổi để tìm tế bào ác tính.

– Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi: Đối với người mắc ung thư phổi, định lượng Cyfra 21-1 sẽ cao hơn 3,5 ng/mL, có độ nhạy là 43% và độ đặc hiệu là 89%. Nồng độ này sẽ giảm sau điều trị phẫu thuật hoặc hóa trị liệu và có thể tăng trở lại nếu ung thư tái phát.

– Xét nghiệm NSE: 72% trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ thường có mức độ NSE huyết thanh tăng >25 ng/ mL nhưng các thể ung thư phổi khác chỉ chỉ khoảng 8%.

– Xét nghiệm ProGRP: Thông qua ProGRP các bác sĩ sẽ phân biệt được ung thư phổi tế bào nhỏ với các loại ung thư phổi khác. So với xét nghiệm NSE thì ProGRP là xét nghiệm dấu ấn có độ nhạy cao hơn giúp chẩn đoán phân biệt khối u khác của phổi.

– Xét nghiệm CEA: 29% bệnh nhân mắc ung thư phổi cho thấy chỉ số CEA cao hơn 10 ng/ mL trong khi người bình thường chỉ số này ở mức 0 – 2.5 ng/ mL.

Các phương pháp xét nghiệm ung thư phổi

Xét nghiệm tế bào học có thể được chỉ định trong tầm soát ung thư phổi

3.2. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm ung thư phổi

Khi tham gia xét nghiệm chẩn đoán ung thư phổi bạn nên lưu ý một số điều sau:

– Nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng trước khi thực hiện lấy máu.

– Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế trước và sau quá trình lấy mẫu xét nghiệm.

– Nếu đang sử dụng một số loại thuốc có thể liên hệ với nhân viên y tế để được hỗ trợ tư vấn.

– Trình bày rõ tình trạng sức khỏe để bác sĩ lựa chọn các xét nghiệm chẩn đoán ung thư phổi phù hợp.

– Lựa chọn cơ sở uy tín để tham gia thăm khám.

Như vậy, các xét nghiệm tầm soát ung thư phổi rất quan trọng trong phát hiện sớm bệnh lý này. Bên cạnh danh mục xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh để cho ra kết quả chính xác nhất đối với người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital