Viêm nướu có thể nói là tình trạng bệnh lý phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Việc nhận biết các dấu hiệu cũng như nguyên nhân là vô cùng quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp. Vậy đâu là nguyên nhân gây viêm nướu, cách điều trị thế nào, cùng tìm hiểu nhé!
Menu xem nhanh:
1. Khái quát về bệnh viêm nướu
Viêm nướu (hay còn gọi viêm lợi) là tình trạng mô mềm bảo quanh ổ xương răng và răng không khỏe, đồng thời xuất hiện các vết sưng đỏ, có mảng bám và dễ chảy máu ở nướu.
Theo các chuyên gia, viêm nướu được chia làm 2 dạng đó là viêm nướu răng và viêm nướu nha chu. Trong khi viêm nướu răng là tình trạng viêm nhẹ, tuy nhiên nếu như để lâu không được chăm sóc đúng cách thì sẽ dẫn đến viêm nha chu.
Trên thực tế, viêm nướu cùng với bệnh viêm nha chu là 2 dạng viêm có ảnh hưởng đến nha chu (các mô nâng đỡ và bao quanh ở răng). Bệnh nha chu có liên quan đến các loại biến chứng toàn thân, ví dụ như là bệnh tim, tiểu đường, hô hấp, loãng xương hay thậm chí là đột quỵ.
2. Dấu hiệu nào nhận biết viêm nướu
Viêm nướu thường ít đau dẫn đến nhiều người bệnh có thể bị viêm mà không hay biết. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của viêm nướu có thể xảy ra bao gồm:
– Nướu bị mềm và bị sưng húp
– Lợi bị teo nhỏ
– Nướu dễ bị chảy máu dù chỉ chịu một tác động nhỏ như sử dụng bàn chải hay là chỉ nha khoa
– Màu nướu răng thay đổi từ màu hồng chuyển sang nâu sẫm
– Xuất hiện hiện tượng bị loét miệng thường xuyên
– Đau khi ăn nhai
Nếu như viêm nướu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến sự lan rộng của các mô cơ và xương (nha chu) dẫn đến nguy cơ mất răng.
3. Nguyên nhân gây viêm nướu là gì?
Viêm nướu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm, đau nướu, từ nhỏ đến nghiêm trọng. Trong số đó, nhiều vấn đề về nướu không gây đau ngay mà thay vào đó chỉ phát triển một cách âm thầm.
Nhìn chung, nguyên nhân điển hình gây viêm nướu đó là do sự tích tụ của các mảng bám vi khuẩn ở trên răng và ở bên dưới vùng nướu. Khi hệ thống miễn dịch suy yếu, mảng bám có thành phần chủ yếu là vi khuẩn sẽ hình thành ở trên răng. Nếu như mảng bám này không được loại bỏ sẽ dẫn đến hình thành cao răng ( hay còn gọi vôi răng ). Từ đó, mảng bám và cao răng tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập.
Cùng với đó, viêm nướu có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác bao gồm:
3.1. Một số bệnh về răng
Một trong những dấu hiệu đầu tiên khi bị viêm nướu là nướu bị sưng đỏ, đau và chảy máu. Bệnh thường xảy ra khi bạn không chải răng hoặc khi bạn sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách, ngoài ra thì người bệnh cũng có thể bị đau nướu trong giai đoạn đầu.
Nếu như không điều chỉnh lại thói quen đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa tốt hơn, bệnh nướu răng sẽ diễn ra ngày càng tồi tệ. Theo thời gian, nướu dần tuột ra khỏi răng và tạo ra các túi nhỏ. Những mẩu thức ăn nhỏ có thẻ bị mắc kẹt ở trong đó và dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng. Về lâu dài, răng không chỉ bị lung lay mà còn phá vỡ phần xương giữ răng cố định, lâu dần dẫn đến mất răng.
3.2. Loét miệng
Loét miệng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong miệng, kể cả nướu. Vết loét xuất hiện dưới dạng 1 đốm đỏ ở trong miệng, kèm theo đó là lớp phủ màu trắng. Mặc dù không có phương pháp điều trị đặc biệt, tuy nhiên vết loét thường có xu hướng tự khỏi trong khoảng từ 1 đến 2 tuần. Nếu như không khắc phục được thì bạn nên đến để bác sĩ nha khoa kiểm tra.
3.3. Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
Ở phụ nữ, nội tiết tố có thể gây ảnh hưởng đến nướu răng vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời. Ví dụ như ở tuổi dậy thì thì máu sẽ chảy đến nướu nhiều hơn và làm cho bạn cảm thấy nướu bị sưng, đau nướu. Ngoài ra vào chu kỳ kinh nguyệt thì nữ giới cũng sẽ xuất hiện hiện tượng đau nhức nướu.
Bên cạnh đó, ở phụ nữ mang thai, nồng độ hormone tăng cao sẽ khiến cho nướu không thể tránh khỏi một số ảnh hưởng. Do đó, nếu có hiện tượng trên thì bạn hãy nhanh chóng thông báo với bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
3.4. Bệnh áp xe răng
Khi bạn bị nhiễm trùng chân răng, lúc này thì một túi mủ sẽ được tạo thành, hay còn gọi là túi áp xe. Những ổ áp xe không phải lúc nào cũng gây hại, tuy nhiên trong nhiều trường hợp cũng sẽ khiến cho nướu bị sưng tấy. Lúc đó, nếu như lợi của bạn bị đau hay bị sưng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn lấy tủy răng để điều trị.
3.5. Bệnh ung thư miệng
Khối u ác tính có thể bắt đầu ở trên lưỡi, ở trong má, miệng hoặc nướu răng của bạn. Cả người bệnh và nha sĩ đều có thể nhìn thấy, bởi ung thư miệng giống như một vết loét trong miệng chưa lành.
4. Tìm hiểu cách điều trị viêm nướu
Tốt hơn hết, nếu như bị viêm nướu thì bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Đối với mỗi tình trạng viêm nướu thì bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhằm đạt kết quả tốt nhất
– Với viêm lợi nhẹ và bị sưng đỏ ở vùng nướu
Bạn nên vệ sinh răng miệng bằng cách cạo vôi răng để có thể loại bỏ mảng bám, vi khuẩn. Sau đó, cần tuân thủ theo các chỉ định cũng như cách chăm sóc răng miệng đúng đắn để ngăn chặn tình trạng viêm lợi xuất hiện.
– Với viêm lợi bị sưng có mủ
Viêm lợi bị sưng có mủ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây viêm tủy ngược dòng, sâu răng, mất răng. Do đó, bác sĩ cần thăm khám và chỉ định điều trị bằng phương pháp cạo vôi răng hoặc sử dụng thuốc kháng sinh. Lưu ý trong quá trình điều trị thì bệnh nhân không được tự ý chọc, sờ hoặc bôi thuốc mà phải có sự hướng dẫn của các bác sĩ
– Với viêm lợi răng khôn
Với viêm lợi sau khi mọc răng khôn, sau khi thăm khám tổng quát, bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân nhổ răng khôn kịp thời để không ảnh hưởng đến các loại răng kế cận.
Trên đây là các thông tin về nguyên nhân gây viêm nướu cũng như triệu chứng và cách điều trị. Đừng quên tìm đến bệnh viện cũng như các cơ sở y tế để được điều trị từ sớm, tránh để lâu dẫn đến biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.