Tìm hiểu 3 nhóm xét nghiệm đánh giá chức năng gan phổ biến

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dân mắc bệnh lý về gan cao thuộc hàng top trên thế giới. Tuy vậy, đa số người Việt lại không có ý thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe gan từ sớm. Những bệnh lý về gan có thể dễ dàng bị phát hiện với các xét nghiệm đánh giá chức năng gan. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các xét nghiệm cơ bản để đánh giá chức năng gan. 

1. Các chức năng cơ bản của gan

Gan là một bộ phận quan trọng của cơ thể và thường được biết đến với chức năng đào thải độc tố. Tuy nhiên, gan còn có nhiều đóng góp cho sức khỏe hơn thế. Các vai trò chính của gan bao gồm: 

– Giải độc: Đây được xem là chức năng chính của gan. Các độc tố trong cơ thể sẽ được lọc và thải trừ nguyên dạng hoặc được chuyển hóa thành các hợp chất không độc, tan trong nước và đào thải ra ngoài.

– Tổng hợp protein: Gan có thể tổng hợp khoảng 15% tổng khối lượng protein trong cơ thể con người, ví dụ như albumin, transferrin, hormone angiotensinogen…

– Lưu trữ các chất trong cơ thể: Gan là “két sắt” dự trữ nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, D, E, K, B12…

– Sản sinh hoạt chất hỗ trợ tiêu hóa: Ngoài việc lưu trữ các vitamin, gan còn có thể lưu trữ và chuyển hóa glucose để hấp thu vào máu, cân bằng đường huyết và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, gan còn có chức năng chuyển hóa các chất như protein, lipid…

xét nghiệm đánh giá chức năng gan là gì

Gan có vai trò quan trọng trong cơ thể

2. Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan cơ bản

Các xét nghiệm chức năng gan được phân chia theo vai trò chính của gan. Theo đó, xét nghiệm kiểm tra chức năng gan được chia thành 3 nhóm:

– Xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan

– Xét nghiệm khảo sát khả năng bài tiết và khử độc

– Xét nghiệm khảo sát chức năng tổng hợp

2.1. Ý nghĩa của các xét nghiệm đánh giá chức năng gan

– Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng tổn thương gan

Các xét nghiệm này nhằm đo 4 chỉ số AST, ALT, AP, GGT để đánh giá mức độ tổn thương của gan. Các bệnh lý về gan có thể chẩn đoán thông qua xét nghiệm này bao gồm: viêm gan do virus, viêm gan tự miễn, gan nhiễm mỡ, u gan, suy gan, tắc mật… Lưu ý, một số hợp chất nói trên không chỉ xuất hiện ở gan nên kết quả không phản ánh hoàn toàn chính xác các bệnh lý về gan.

– Nhóm xét nghiệm đánh giá chức năng bài tiết và khử độc của gan

Để đánh giá chức năng này, bạn sẽ phải thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu. Có nhiều chỉ số trong xét nghiệm này những đáng chú ý nhất là chỉ số Bilirubin. Đây là một hợp chất màu vàng do gan sinh ra khi tham gia vào quá trình tạo hồng cầu. Nồng độ Bilirubin tăng lên có thể kèm theo hiện tượng vàng da, đi tiểu sẫm màu, phân có màu đất sét.

– Nhóm xét nghiệm kiểm tra chức năng tổng hợp của gan

Đa số các protein huyết tương được tổng hợp tại gan. Việc đo các chỉ số protein trong máu có thể giúp xác định tình trạng bệnh gan có trầm trọng hay không. 3 chỉ số quan trọng trong xét nghiệm này bao gồm: Albumin, Globulin, Thời gian prothrombin (PT). Trong đó, chỉ số Albumin được xem là quan trọng nhất. Nồng độ Albumin giảm trong trường hợp người mắc bệnh gan mạn tính như xơ gan hoặc khi tổn thương gan rất nặng.

giá xét nghiệm đánh giá chức năng gan

Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan có thể giúp chẩn đoán được nhiều bệnh lý về gan

2.2. Quy trình thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng gan

Đa số xét nghiệm kiểm tra chức năng gan đều là xét nghiệm máu. Khi kiểm tra chức năng bài tiết của gan thì bạn sẽ thực hiện thêm xét nghiệm nước tiểu. Quy trình lấy mẫu xét nghiệm được diễn ra khá đơn giản, hầu như không gây ảnh hưởng trên cơ thể.

Với xét nghiệm máu, việc thực hiện quy trình phần lớn phụ thuộc vào kỹ thuật viên. Nên bạn chỉ cần tuân thủ các hướng dẫn của kỹ thuật viên để quá trình lấy mẫu diễn ra thuận lợi hơn. 

Với xét nghiệm nước tiểu, mẫu nước tiểu xét nghiệm phải đạt yêu cầu sạch (không lẫn tạp chất) và tươi. Đầu tiên, bạn phải làm sạch bộ phận sinh dục, lấy phần nước tiểu giữa dòng. Lượng nước tiểu thường lấy đầy khoảng ⅔ bình chứa. Sau đó bạn sẽ nắp chặt ống đựng mẫu xét nghiệm để bảo quản và chuyển cho nhân viên xét nghiệm.

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm, bạn nên nhịn ăn và uống trước khi thực hiện thủ thuật từ 4 – 6 tiếng. Đặc biệt, các chỉ số xét nghiệm rất nhạy, có thể dễ dàng tăng qua đường ăn uống thức ăn hoặc uống thuốc. Do đó, bạn nên trao đổi với kỹ thuật viên trước khi thực hiện xét nghiệm để được hướng dẫn cụ thể.

3. Đối tượng nên thực hiện xét nghiệm chức năng gan

3.1. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về gan

Các xét nghiệm chức năng gan có thể được thực hiện khi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của gan, phát hiện kịp thời bệnh lý cũng như để xác định tình trạng bệnh. Đặc biệt, những đối tượng có các dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về gan càng cần chú ý thực hiện những xét nghiệm kiểm tra chức năng gan. 

Một số dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh về gan mà bạn cần lưu ý bao gồm:

– Nước tiểu màu sẫm

– Phân nhạt màu

– Chướng bụng

– Có cảm giác chán ăn

– Cảm giác cơ thể mệt mỏi, mệt mỏi

– Xuất hiện chứng vàng da, vàng giác mạc

chi phí xét nghiệm đánh giá chức năng gan

Vàng da là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh về gan

3.2. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh về gan

Trong nhiều trường hợp bệnh lý gan ít có biểu hiện hoặc triệu chứng ko rõ ràng. Vì vậy, bạn cũng nên cân nhắc thêm về những yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh về gan như: 

– Người có thói quen uống nhiều rượu bia, lạm dụng rượu hay nghiện rượu.

– Gia đình có người (quan hệ cận huyết) mắc bệnh lý về gan.

– Người bị thừa cân béo phì, đặc biệt chú ý khi bệnh nhân đã có tình trạng đái tháo đường, tăng huyết áp.

– Người điều trị bệnh bằng thuốc có thể ảnh hưởng tới gan.

Các bệnh lý về gan thường khá nguy hiểm, có thể tiến triển nhanh nếu không điều trị kịp thời. Đặc biệt, một số bệnh như viêm gan, xơ gan còn có thể biến chứng thành ung thư gan. Bên cạnh việc thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng đơn lẻ, bạn nên cân nhắc khám tầm soát ung thư với những thủ thuật chuyên sâu hơn để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital