Tiểu không tự chủ là gì? Cách chữa như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tiểu không tự chủ có thể nói là một trong những vấn đề bất tiện và gây khó chịu bậc nhất, đặc biệt thường xảy ra ở phụ nữ đã sinh nở nhiều lần. Vậy đây là căn bệnh như thế nào, nguyên nhân và cách điều trị ra sao, cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Vài nét về tình trạng tiểu không tự chủ

1.1. Tiểu tiện không tự chủ là gì?

Tiểu không tự chủ hay còn được biết đến với tên gọi khác như són tiểu đơn giản là tình trạng rò rỉ không kiểm soát của nước tiểu. Són tiểu thường phát sinh khi tham gia những hoạt động thể chất như tập thể dục, hoặc đôi khi là lúc lo hay hắt hơi. Tiểu són chủ yếu thường diễn ra ở phụ nữ, đặc biệt là nhóm phụ nữ cao tuổi hoặc phụ nữ đã sinh đẻ nhiều lần.

Tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ không kiểm soát của nước tiểu

Són tiểu là tình trạng rò rỉ không kiểm soát của nước tiểu

1.2. Phân loại tiểu tiện không tự chủ

Hiện nay, dựa vào triệu chứng và nguyên nhân, tiểu tiện không tự chủ được chia thành các nhóm chính như sau:

– Tiểu tiện không tự chủ do áp lực

Đây được hiểu đơn giản là sự rò rỉ của nước tiểu do áp lực trong bụng tăng đột ngột. Tác nhân chủ yếu của bệnh này chủ yếu là do các biến chứng sau sinh dẻ hoặc sự phát triển của viêm niệu đạo teo.

Ở tình trạng này, nước tiểu thường rỏ rỉ từ mức thấp đến trung bình. Điều thú vị là khác với các dạng tiểu tiện không tự chủ khác, loại bệnh này có thể gặp ở cả nam giới, cụ thể là với nhóm nam giới đã làm các thủ thuật như cắt tiền liệt tuyến toàn bộ. Ngoài ra, theo nghiên cứu từ các chuyên gia, xác suất mắc tiểu tiện không tự chủ do áp lực ở người béo phì cũng được ghi nhận là cao hơn người bình thường.

– Tiểu gấp không tự chủ

Có thể nói tiểu gấp không tự chủ là tình trạng phổ biến nhất của tiểu tiện không tự chủ, tình trạng này được ghi nhận thường xảy ra ở người cao tuổi nhiều hơn các nhóm tuổi khác. Khi bị tiểu gấp không tự chủ, người bệnh gần như mất khả năng kiểm soát được thể tích nước tiểu mỗi khi có nhu cầu đi tiểu. Các triệu chứng phổ biến của dạng bệnh này là tiểu đêm và tiểu dầm (đái dầm) về đêm. Với phụ nữ khi về già âm đạo bị teo lại, kích thích niệu đạo gây ra tình trạng tiểu gấp.

Tiểu gấp không tự chủ là tình trạng phổ biến nhất của tiểu không tự chủ

Tiểu gấp không tự chủ là tình trạng phổ biến nhất của tiểu tiện không tự chủ

– Tiểu tiện không tự chủ do bàng quang đầy: Đây là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ do bàng quang đầy quá mức.

– Tiểu tiện không tự chủ chức năng

Đây là tình trạng thoát nước tiểu do sự suy giảm nhận thức. Bệnh nhân mắc tình trạng này thường mất khả năng nhận thức về nhu cầu cần đi tiểu của bản thân, đôi khi thậm chí không phân biệt được nhà vệ sinh ở đâu.

– Tiểu tiện không tự chủ phối hợp

Đây  là sự kết hợp của các loại són tiểu kể trên. Một số kết hợp phổ biến hơn cả có thể kể đến tiểu tiện không tự chủ do áp lực với tiểu tiện không tự chủ chức năng hay tiểu gấp không tự chủ áp lực với tiểu tiện không tự chủ do áp lực.

2. Nguyên nhân của tiểu tiện không tự chủ

Thay vì một loại bệnh, thực chất có thể nói són tiểu giống như một triệu chứng thì đúng hơn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng són tiểu, đó có thể là những thói quen sai lầm hàng ngày vẫn tiếp dẫn trong sinh hoạt của chúng ta hoặc hệ quả của những bệnh lý kéo dài.

2.1. Nguyên nhân của tiểu không tự chủ tạm thời

Đối với triệu chứng tiểu tiện không tự chủ tạm thời, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh:

– Sử dụng các loại đồ uống có cồn như bia, rượu, thức uống có ga

– Nhóm thực phẩm chứa nhiều caffeine

– Nhóm thực phẩm nhiều đường hoặc axit

– Một số loại trái cây như cam, quýt

– Lạm dụng vitamin C

– Một số bệnh lý như: Nhiễm trùng tiết niệu, táo bón…

2.2. Nguyên nhân của tiểu không tự chủ kéo dài

Đối với triệu chứng són tiểu kéo dài, nguyên nhân chính đến từ tình trạng sức khỏe hoặc những bệnh lý nền như:

– Mang thai: Việc thay đổi nội tiết tố do mang thai cũng như tăng trọng lượng cơ thể đột ngột có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu không kiểm soát.

– Mãn kinh: Thời điểm mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ sản sinh ra ít estrogen – một loại hormone có tác dụng bảo vệ niêm mạc bàng quang và niệu đạo luôn được khỏe mạnh.

– Phẫu thuật: Ở chị em đã trải qua các cuộc phẫu thuật liên quan đến hệ thống sinh sản của nữ hoàn toàn có nguy cơ cao bị tổn thương các cơ hỗ trợ sàn chậu. Đây đồng thời cũng là nguyên nhân hàng dầu dẫn đến tình trạng són tiểu.

Ngoài ra, theo nghiên cứu mới nhất từ các chuyên gia, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ són tiểu có thể bao gồm: Giới tính, tuổi tác hoặc cân nặng.

3. Tiểu tiện không tự chủ điều trị như thế nào?

Hầu hết các bệnh nhân khi mắc són tiểu đều không tự tin khi điều trị.Tin vui là nếu tình trạng chưa quá nghiêm trọng, bạn hoàn toàn có thể chữa bệnh ngay tại nhà bằng các biện pháp như:

– Từ bỏ các thói quen xấu như: Hút thuốc hay nạp các chất kích thích vào cơ thể

– Duy trì cân nặng ở mức hợp lý

– Thực hiện các bài tập Kegel về cơ xương chậu

– Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu

Thực hiện các bài tập Kegel là phương pháp hiệu quả điều trị tiểu không tự chủ

Thực hiện các bài tập Kegel là phương pháp hiệu quả điều trị tiểu tiện không tự chủ

– Sử dụng tampon thay thế cho các loại băng vệ sinh thông thường

Lưu ý rằng các biện pháp này chỉ được khuyên dùng khi tình trạng bệnh của bạn vẫn còn ở mức độ nhẹ. Ngược lại, nếu tình trạng diễn ra thường xuyên, ngay lập tức hãy đến thăm khám tại các bệnh viện hoặc cơ sở uy tín để thực hiện xét nghiệm cũng như được lên phương án điều trị kịp thời.

Hy vọng rằng với những kiến thức đã được chia sẻ ở trên, các bạn đã được cập nhật thêm những kiến thức hữu ích để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital