Tiêm vắc xin bạch hầu: 3+ thời điểm cần nhắc lại và lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm có thể đe dọa tính mạnh cả trẻ nhỏ và người lớn. Những ngày gần đây, khi nữ sinh ở Nghệ An tử vong do bệnh và một số trường hợp dương tính ở Bắc Giang do tiếp xúc gần đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của bệnh. Làm thế nào để ngừa lây nhiễm lúc này? Tiêm vắc xin bạch hầu là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, giúp bảo vệ bản thân và cộng đồng. Vắc xin bạch hầu có hiệu quả bao lâu, khi nào cần tiêm nhắc lại và lưu ý khi tiêm là nội dung được cung cấp chi tiết ngay sau đây.

1. Tổng quan về bệnh bạch hầu và lịch tiêm phòng

1. Bệnh bạch hầu và lịch tiêm vắc xin bạch hầu chuẩn Bộ Y tế

Bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, lây truyền qua đường hô hấp. Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính có thể biến chứng nghiêm trọng, gây suy tim, tổn thương thần kinh và tử vong. Tiêm vắc xin bạch hầu là biện pháp tốt nhất để tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Hiện nay, vắc xin bạch hầu thường được kết hợp với vắc xin ho gà, uốn ván (vắc xin 3 trong 1) hoặc kết hợp với vắc xin ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não, viêm gan B và các bệnh về phổi (6 trong 1).

Tiêm vắc xin bạch hầu

Tiêm vắc xin bạch hầu ngừa vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae

Lịch tiêm chủng vắc xin bạch hầu chuẩn theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế như sau:

– 4 mũi tiêm cơ bản dành cho trẻ em: Mũi 1 tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, mũi 2 tiêm lúc 3 tháng tuổi, mũi 3 tiêm lúc 4 tháng tuổi và mũi 4 tiêm khi trẻ đủ 18 tháng.

– 2 mũi nhắc lại cho trẻ: Lần 1 tiêm vắc xin bạch hầu khi trẻ đủ 4 – 6 tuổi, lần 2 tiêm khi trẻ trong độ tuổi từ 11 – 12 tuổi.

– Mũi tiêm nhắc lại cho người lớn: Nên tiếp tục tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm 1 lần.

Việc tiêm chủng đầy đủ theo lịch trên sẽ giúp cơ thể tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể và duy trì hiệu quả lâu dài.

1.2. Những trường hợp đặc biệt cần tiêm vắc xin bạch hầu nhắc lại ngoài lịch

Gần đây, khi dịch bạch hầu ở người lớn xuất hiện tại Bắc Giang và có xu hướng lan rộng, rất nhiều người đặt ra các câu hỏi như: “Tiêm phòng bạch hầu từ nhỏ giờ có cần tiêm lại không” hay “khi nào cần tiêm nhắc lại mũi vắc xin bạch hầu?” Theo giới chuyên gia, ngoài lịch tiêm chủng chuẩn, trong những trường hợp sau bạn cần được tiêm mũi nhắc lại phòng bạch hầu:

– Khi có nguy cơ phơi nhiễm cao: Nếu bạn là nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân bạch hầu hoặc là người sinh sống trong khu vực bùng phát dịch bệnh, đi du lịch, công tác tại vùng có dịch, bạn cần được tiêm vắc xin bổ sung.

– Không nhớ lịch tiêm chủng: Nếu bạn không chắc chắn về thời gian tiêm chủng của mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêm nhắc lại.

– Đang mang thai: Mẹ bầu nên chích ngừa bạch hầu khi manh thai, tốt nhất là vào tam cá nguyệt thứ ba.

Ngoài ra, nếu bạn có hệ miễn dịch suy giảm do mắc các bệnh làm suy giảm miễn dịch, phải điều trị hóa trị, xạ trị… cũng nên tiêm vắc xin ngừa bệnh ngoài lịch.

2. Tầm quan trọng của tiêm vắc xin bạch hầu mũi nhắc lại

Việc tiêm nhắc lại vắc xin phòng bạch hầu nhằm mục đích duy trì miễn dịch cộng đồng và ngăn chặn dịch bùng phát. Mũi nhắc lại của vắc xin bạch hầu mang lại 5 tác dụng quan trọng:

Nên tiêm mũi phòng bệnh bạch hầu nhắc lại để tăng cường bảo vệ

Nên tiêm mũi phòng bệnh bạch hầu nhắc lại để tăng cường bảo vệ

– Duy trì hiệu quả bảo vệ: Vắc xin bạch hầu có hiệu quả trong vòng 10 năm và giảm dần theo thời gian. Việc tiêm nhắc lại sẽ giúp tăng cường và duy trì mức kháng thể bảo vệ trong cơ thể bạn.

– Ngừa lây lan: Khi số người trong cộng đồng tiêm chủng càng nhiều, “miễn dịch cộng đồng” sẽ hình thành và càng mạnh. Nó ngăn chặn sự lây lan của khuẩn bạch hầu.

– Bảo vệ đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, người suy giảm hệ miễn dịch và những người nằm trong trường hợp cần tiêm bổ sung ngoài lịch.

– Đối phó chủng khuẩn mới: Khi dịch bạch hầu bùng phát và lan rộng, những chủng vi khuẩn mới có thể xuất hiện. Việc tiêm nhắc lại giúp bạn sẵn sàng đối phó với các chủng khuẩn này.

– Giảm chi phí y tế: Phòng bệnh bạch hầu từ sớm bằng vắc xin là cách hữu hiệu để giảm số ca mắc, tình trạng biến chứng. Do đó, đây được coi là biện pháp giảm chi phí y tế tốt nhất.

Có thể thấy việc tiêm vắc xin bạch hầu đúng lịch và nhắc lại là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn duy trì hiệu quả vắc xin mà còn hỗ trợ cộng đồng chống lại nguy cơ bùng phát.

3. Lưu ý khi tiêm vắc xin

Để đảm bảo hiệu quả, tính an toàn khi chích ngừa bạch hầu, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Cần kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm chủng

Cần kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm chủng

– Bạn cần kiểm tra sức khỏe tổng quát và thông báo với bác sĩ về tình trạng bệnh lý, các bệnh nền (nếu có) trước khi tiêm.

– Cần tuân thủ lịch tiêm chủng và số mũi theo khuyến cáo để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu.

– Sau khi tiêm bạn cần ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng với vắc xin. Nếu thấy bất thường trong cơ thể, cần thông báo cho nhân viên y tế để được xử lý ngay.

– Vắc xin bạch hầu có thể để lại một số tác dụng phụ như sốt nhẹ, đau tại vị trí tiêm. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể và sẽ tự hết sau vài giờ cho đến vài ngày. Bạn có thể dùng thuốc hạ sốt khi cần và uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

– Nếu đang ốm hoặc sốt, bạn nên hoãn lịch tiêm vắc xin cho đến khi khỏi hẳn.

– Hồ sơ tiêm chủng cần được lưu giữ cẩn thận nhằm theo dõi lịch tiêm, xác định thời điểm tiêm nhắc lại.

Tiêm vắc xin bạch hầu có 3+ thời điểm quan trọng bạn cần nhớ. Tại Phòng tiêm chủng TCI, vắc xin bạch hầu được tích hợp trong vắc xin 3 trong 1 và vắc xin 6 trong 1. Tất cả các loại vắc xin này đều được nhập khẩu chính hãng từ đơn vị sản xuất vắc xin hàng đầu trên thế giới và được bảo quản nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn. Hồ sơ tiêm chủng được lưu trữ điện tử và lưu tại sổ tiêm chủng. Bạn được nhắc lịch các mũi tiêm đầy đủ trước mỗi lần tiêm.

Trước khi tiêm chủng, bạn được khám, đánh giá sức khỏe tổng quát theo quy định, kiểm tra thông tin về vắc xin. Sau khi tiêm chủng, bạn được theo dõi tại chỗ và hướng dẫn theo dõi tại nhà đầy đủ. Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu và cơ sở vật chất hiện đại, Thu Cúc TCI luôn sẵn sàng ứng cứu với những tình huống khẩn cấp (nếu có). Tiêm phòng bạch hầu, đến TCI ngay!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital