Tiêm uốn ván cho trẻ khi nào và những điều cần lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Uốn ván là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và khó chữa, trẻ sơ sinh mắc uốn ván có khả năng tử vong lên đến 95%. Tiêm phòng uốn ván cho trẻ em là cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Cần tiêm uốn ván cho trẻ khi nào và phải lưu ý những gì khi tiêm chủng, trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ đưa ra những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc.

1. Những điều cần biết về vắc xin uốn ván

Vắc xin uốn ván giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại độc tố của vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani – vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở và gây nên những biến chứng nguy hiểm: co cứng, co giật, ngạt thở, thậm chí tử vong.

Vắc xin uốn ván giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại độc tố của vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở

Vắc xin uốn ván giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại độc tố của vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở

Hiện nay, vắc-xin uốn ván được sử dụng ở dạng vắc xin phối hợp, phòng ngừa nhiều bệnh lý khác giúp giảm số lần tiêm cho trẻ. Các loại vắc xin tiêm phòng uốn ván phổ biến:

– Vắc xin 3 trong 1 (Adacel và Boostris) phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván cho người từ 4 đến nhỏ hơn 65  tuổi.

– Vắc-xin 4 trong 1 (Tetraxim) phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi.

– Vắc xin 5 trong 1 (Pentaxim) giúp phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ HIB cho trẻ từ 3 tháng tuổi đến tròn 24 tháng tuổi.

– Vắc-xin 6 trong 1 (Infanrix hexa hoặc Hexaxim) phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do HIB.

2. Tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ khi nào?

Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu cộng thêm những vết thương ngoài da là không thể tránh khỏi. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch các mũi vắc xin uốn ván cho trẻ là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, nên đi tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ khi nào là vấn đề không có nhiều bố mẹ nắm rõ.

Nên tiêm uốn ván cho trẻ khi nào là vấn đề nhiều bố mẹ quan tâm

Nên tiêm uốn ván cho trẻ khi nào là vấn đề nhiều bố mẹ quan tâm.

Ghi nhớ ngay 5 thời điểm bắt buộc phải tiêm uốn ván để bảo vệ con khỏi căn bệnh nguy hiểm dưới đây:

– 3 liều cơ bản được tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi, 4 tháng tuổi.

– 1 liều nhắc lại tiêm lúc trẻ được 18 tháng tuổi.

– Sau 5 – 10 năm tiêm nhắc lại một liều, bởi vắc xin uốn ván không tạo ra được miễn dịch bền vững suốt đời. Trẻ cần được tiêm nhắc lại để bảo vệ sức khỏe trước vi khuẩn.

Hiện nay có rất nhiều cơ sở tiêm phòng vắc xin uốn ván. Bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín có chất lượng phục vụ tốt, đảm bảo nguồn thuốc luôn sẵn để tiêm phòng. Việc này giúp bạn chủ động tiêm phòng đúng lịch và tiết kiệm thời gian ở mỗi lần tiêm.

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là một trong những đơn vị tiêm chủng uy tín được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Chất lượng tiêm chủng và chất lượng dịch vụ đã được khẳng định bởi hàng trăm nghìn khách hàng.

3. Những lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ

Bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ về các vấn đề sức khỏe của trẻ trước khi tiêm chủng: trẻ đã đủ cân nặng 2,5 kg chưa; trẻ có bú, ăn uống ngủ nghỉ bình thường không; có mắc bệnh lý bẩm sinh gì không, có đang sốt không, có dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không, có đang dùng thuốc nào không,…

Giống như các loại vắc xin khác, sau khi tiêm vắc xin tiêm uốn ván trẻ có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Một số triệu chứng thường gặp là: đau và sưng tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, quấy khóc… Những phản ứng này thường sẽ tự biến mất trong vòng từ 1 -2 ngày, mẹ không cần quá lo lắng.

Sau khi tiêm vắc xin tiêm uốn ván trẻ có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như đau và sưng tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, quấy khóc... 

Sau khi tiêm vắc xin tiêm uốn ván trẻ có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như đau và sưng tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, quấy khóc…

Các phản ứng phụ nghiêm trọng cũng có thể xảy ra, tuy nhiên rất hiếm gặp. Các phản ứng hiếm gặp là nổi hạch tại vị trí tiêm; thâm nhiễm vùng tiêm; khó thở; tim đập nhanh; sưng phù mặt hoặc họng;… Trường hợp trẻ gặp các phản ứng hiếm gặp cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý và cấp cứu kịp thời.

Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ, bài viết đã giúp bạn tháo gỡ những thắc mắc về lịch tiêm uốn ván cho trẻ và những lưu ý cần thiết. Nếu có bất cứ câu hỏi nào về vắc xin uốn ván, hay có nhu cầu đặt lịch tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital