Tiêm phòng thấp tim có tác dụng không?

Thưa bác sĩ, con tôi được chẩn đoán bị bệnh thấp tim, bác sĩ  nói cháu cần được tiêm phòng lâu dài, tôi muốn hỏi việc tiêm phòng thấp tim có tác dụng không? Nên tiến hành tiêm phòng khi nào và có gây tác dụng phụ gì không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Lê Thư (Hà Nội)
Trả lời:
Với câu hỏi tiêm phòng thấp tim có tác dụng không của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

tiem-phong-thap-tim-co-tac-dung-khong

Tiêm phòng thấp tin nên thực hiện ngay sau đợt điều trị bệnh


Bệnh thấp tim là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh van tim. Thấp tim là do các vi khuẩn thuộc nhóm liên cầu, đặc biệt sau viêm họng do liên cầu từ vài tuần đến vài tháng, gây tổn thương các cấu trúc van tim, vôi hóa tổ chức van tim. Tuy nhiên, tiêm phòng có thể giảm thấp nhất tỉ lệ thấp tim ở Việt Nam.
Do bản chất của bệnh thấp tim rất dễ tái phát, đặc biệt ở trẻ nhỏ và lưa tuổi thanh niên, mỗi lần tái phát bệnh tim có thể nặng cũng như những tổn thương van tim tiến triển nhanh hơn.
Phòng ngừa bệnh thấp tim cần chú ý chế độ vệ sinh phòng bệnh, điều trị dứt khoát viêm họng do viêm cầu khuẩn. Đặc biệt, khi phát hiện bị thấp tim cần quản lý theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế và tiêm phòng thấp đầy đủ. Tiêm phòng thấp tim là phương pháp tốt nhất phòng ngừa thấp tim tái phát, hạn chế tiến triển của bệnh van tim do thấp tim.
Thời gian tiêm phòng thấp tim nên bắt đầu ngay sau khi điều trị đợt thấp tim cấp
Và thời gian tiêm dự phòng có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh cụ thể:
tiem-phong-thap-tim-co-tac-dung-khong.jpg2

Nếu thấp tim không có viêm tim: cần phòng liên tục trong 5 năm, và nếu trong 5 năm có 1 lần tái phát thì cần tiêm phòng đến 21 tuổi hoặc lâu hơn tùy trường hợp


Đối với chứng thấp tim có viêm cơ tim, để lại di chứng van tim: cần dự phòng ít nhất đến 40 tuổi, có thể suốt đời.
Nếu thấp tim có viêm tim nhưng chưa để lại di chứng van tim cần tiêm phòng ít nhất 10 năm cho đến tuổi trưởng thành.
Trường hợp thấp tim không có viêm tim: cần phòng liên tục trong 5 năm, và nếu trong 5 năm có 1 lần tái phát thì cần tiêm phòng đến 21 tuổi hoặc lâu hơn tùy trường hợp.
Tuy nhiên,tiêm phòng thấp tim cũng có thể để lại những nguy cơ như phản ứng dị ứng với thuốc ở các mức độ từ nhẹ như mẩn ngứa, nổi mề đay, thậm chí shock phản vệ. Vì vậy, trước khi tiêm phòng thấp tim người bệnh cần thử phản ứng trước, nhằm làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra phản ứng không mong muốn với thuốc.
Những thông tin về tiêm phòng thấp tim trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital