Tiêm HPV ung thư cổ tử cung, mũi tiêm quan trọng chị em chớ bỏ qua

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Tiêm HPV phòng ngừa nguy cơ ung thư cổ tử cung là một trong những việc mà chị em phụ nữ không thể bỏ qua trong khoảng thời gian từ 9 đến 26 tuổi. Ung thư cổ tử cung là căn bệnh đứng thứ 4 trong số những bệnh có tỷ lệ người tử vong cao nhất trên thế giới hiện nay. Những thông tin về tiêm HPV dưới đây sẽ giúp ích cho chị em rất nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân.

1. Ung thư cổ tử cung – mối lo hàng đầu của phụ nữ

Ung thư cổ tử cung được nhận định là căn bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt là đối tượng từ 15 đến 44 tuổi. Theo thống kê, mỗi ngày có tới 7 trường hợp tử vong vì ung thư cổ tử cung, 14 trường hợp mới mắc bệnh.

Hơn 90% các bệnh nhân ung thư cổ tử cung đều được xác định do virus HPV gây ra. Virus HPV thường lây qua đường tình dục hoặc qua việc sử dụng chung một số đồ dùng cá nhân như đồ lót, khăn vệ sinh,… Tuy nhiên, không phải trường hợp nhiễm HPV nào cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung. Để phòng tránh căn bệnh này một cách hiệu quả nhất, chị em cần chủ động thực hiện tiêm phòng HPV từ sớm, tốt nhất là trong khoảng từ 9 đến 26 tuổi.

2. Tiêm HPV và những thông tin chị em cần nắm rõ

2.1. Vắc xin phòng ngừa HPV là gì? Có những loại vắc xin nào?

Vắc xin HPV là loại vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh gây u nhú tại bộ phận sinh dục, bệnh sùi mào gà, các loại ung thư khác tại một số bfộ phận như âm hộ, âm đạo, ung thư tại đầu và cổ do virus HPV gây ra.

Vắc xin HPV hiện nay đang cực kỳ khan hiếm. Tại Việt Nam đang lưu hành loại vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, loạn sản và các tổn thương tiền ung thư, mụn sinh dục và các vấn đề do virus HPV gây ra.

Vắc xin này sẽ bảo vệ bạn khỏi chủng virus HPV 16 và 18, là những chủng gây ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo và ung thư hậu môn. Bên cạnh đó, vắc xin cũng phòng tránh được chủng virus 6 và 11 gây mụn cóc tại cơ quan sinh dục.

2.2. Có nên tiêm HPV không?

Trên thực tế, tiêm HPV là cách hiệu quả nhất để giúp phụ nữ phòng tránh căn bệnh quái ác – ung thư cổ tử cung và cả những bệnh lý do virus HPV gây ra. Nữ giới từ 9 đến 26 tuổi nên thực hiện tiêm phòng để được bảo vệ tốt nhất, tránh nguy cơ phơi nhiễm loại virus này. Vắc xin HPV có hiệu quả kéo dài tới 30 năm.

Việc tiêm HPV là cần thiết cho phái nữ từ 9 đến 26 tuổi

Việc tiêm HPV là cần thiết cho phái nữ từ 9 đến 26 tuổi

Hiện tại, có 2 loại vắc xin tiêm phòng virus HPV được sử dụng cho chị em phụ nữ tại Việt Nam là vắc xin Gardasil (Mỹ) và vắc xin Cervarix (Bỉ). Hai loại vắc xin này khác nhau ở khả năng phòng tránh số lượng các chủng virus HPV, đối tượng sử dụng, thời gian tiêm, lịch tiêm.

2.3. Lịch tiêm HPV tương ứng với các loại vắc xin phổ biến hiện nay

Lịch tiêm HPV đối với mỗi loại vắc xin là khác nhau.

– Với vắc xin Gardasil được nghiên cứu và phát triển tại Mỹ, bạn sẽ được tiêm liều 0.5ml vào trên cánh tay hoặc trước của phía trên đùi. Mũi 1 là mũi tiêm đầu tiên. Mũi thứ 2 thực hiện sau tiêm mũi 1 thời gian hai tháng. Mũi thứ 3 thực hiện cách mũi 1 thời gian sáu tháng.

– Với vắc xin Cervarix được sản xuất tại Bỉ, bạn cũng sẽ được thực hiện tiêm 3 mũi. Mũi 1 là mũi tiêm đầu tiên. Mũi thứ 2 thực hiện sau tiêm mũi 1 thời gian một tháng. Mũi thứ 3 thực hiện cách mũi 1 thời gian sáu tháng.

2.4. Thực hiện tiêm HPV có cần làm xét nghiệm trước không?

Đối với những chị em có mong muốn tiêm HPV, bạn không cần lo ngại vì mũi tiêm này không cần thực hiện xét nghiệm trước tiêm.

Thực hiện tiêm HPV, chị em chỉ cần thực hiện khám sàng lọc trước tiêm mà không cần thực hiện một xét nghiệm nào khác

Thực hiện tiêm HPV, chị em chỉ cần thực hiện khám sàng lọc trước tiêm mà không cần thực hiện một xét nghiệm nào khác

Chỉ cần bạn nằm trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi, được thăm khám sàng lọc cẩn thận, không có tiền sử dị ứng hay phản ứng nào với thành phần của vắc xin, không đang mắc các bệnh cấp tính,… đều có thể tiêm phòng.

2.5. Sau tiêm HPV có phản ứng phụ nào xảy ra không?

Đối với một số trường hợp, sau khi tiêm ngừa HPV có thể gặp phải một vài phản ứng phụ như:

– Đau, rát, sưng ngứa tại vị trí mũi tiêm.

– Sốt, nổi mề đay gây ngứa.

– Đau đầu, mệt mỏi.

– Đau người.

– Nôn, buồn nôn, khó chịu.

– Đau bụng, tiêu chảy, có thể bị rối loạn tiêu hóa.

3. Người từng nhiễm HPV có tiêm phòng được không?

Người từng bị nhiễm HPV hoàn toàn có thể tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung để phòng bệnh. Virus HPV có đặc tính dễ tái nhiễm. Sau khi virus tấn công cơ thể một lần, hệ miễn dịch của chị em đã bị suy giảm. Bởi vậy, cần tiêm phòng để đảm bảo bệnh dễ dàng không quay trở lại, cũng bảo vệ sức khỏe khỏi tác động của virus.

Chị em nên tiêm phòng đầy đủ, kể cả khi đã từng bị bệnh hoặc từng nhiễm virus HPV

Chị em nên tiêm phòng đầy đủ, kể cả khi đã từng bị bệnh hoặc từng nhiễm virus HPV

Bên cạnh đó, virus HPV có thể gây ra rất nhiều bệnh khác nhau. Chị em nên tiêm phòng đầy đủ, kể cả khi đã từng bị bệnh bởi chúng ta vẫn cần phòng tránh nguy cơ mắc các type HPV khác.

4. Không tiêm phòng HPV, khả năng nhiễm bệnh có cao không?

Do virus HPV dễ lây lan, đặc biệt là qua quan hệ tình dục nên chị em cần lưu ý tiêm phòng sớm để được bảo vệ tốt nhất. Virus HPV sẽ tấn công biểu mô tại cổ tử cung, khiến tế bào xảy ra những biến đổi trong từ 10 tới 20 năm. Nếu chưa được sử dụng vắc xin, chị em dễ nhiễm virus HPV trong các trường hợp sau:

– Quan hệ tình dục khi không sử dụng các biện pháp bảo vệ, tránh lây nhiễm.

– Quan hệ đồng giới.

– Quan hệ với nhiều người.

– Có tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc sinh dục.

– Hệ miễn dịch kém.

Đặc biệt lưu ý, để đảm bảo an toàn và hiệu quả của mũi tiêm, chị em nên lựa chọn đơn vị tiêm chủng uy tín để thực hiện tiêm HPV. Được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, quy trình nhanh gọn, an toàn, chi phí hợp lý, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI đã trở thành lựa chọn lý tưởng của nhiều phụ nữ khi có nhu cầu được tiêm ngừa HPV.

Phòng tiêm có đầy đủ các loại vắc xin cần thiết. Vắc xin được nhập khẩu chính ngạch, bảo quản trong tủ đông theo tiêu chuẩn để giữ được chất lượng, công dụng. Khách hàng cũng không cần lo lắng việc bị quên lịch tiêm, thực hiện đã đủ mũi tiêm hay chưa bởi mọi thông tin đã được lưu trữ trên cổng thông tin Hệ thống tiêm chủng quốc gia, thuận tiện tra cứu.

Cùng thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, khi thực hiện tiêm chủng tại Phòng tiêm Thu Cúc TCI, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi được các phòng khám chuyên khoa hỗ trợ mọi vấn đề. Các bác sĩ khám sàng lọc cũng là những bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn, sẽ hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình theo nhu cầu của mỗi người.

Tiêm HPV là mũi tiêm cần được thực hiện sớm và đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho người phụ nữ, đặc biệt giúp tránh khỏi nguy cơ ung thư cổ tử cung. Vậy nên, hãy sáng suốt lựa chọn một địa chỉ tiêm chủng phù hợp, uy tín để thực hiện mũi tiêm này khi đã đủ tuổi nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital