Tiêm chủng vắc xin ngừa viêm phổi do phế cầu

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Viêm phổi là mối đe dọa cướp đi tính mạng của cả triệu người trên toàn cầu mỗi năm, trong đó, 20-45% gánh nặng bệnh tật thuộc về phế cầu khuẩn. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc viêm phổi cao. Bởi vậy, mọi người dân từ trẻ nhỏ đến người già đều nên tiêm phòng vắc xin ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn để có được sự phòng ngừa hiệu quả.

1. Căn bệnh viêm phổi do phế cầu là gì?

Viêm phổi do phế cầu khuẩn là tình trạng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, từ đó khiến phổi bị tổn thương và viêm. Bệnh có thể tiến triển nhanh và để lại những biến chứng nặng nề nếu không được chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời.

Viêm phổi do phế cầu khuẩn là tình trạng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, từ đó khiến phổi bị tổn thương và viêm

Viêm phổi do phế cầu khuẩn là tình trạng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, từ đó khiến phổi bị tổn thương và viêm

Phế cầu khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm phổi ở cả trẻ em, người cao tuổi và bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch, chiếm tới 30-50% nguyên nhân của các trường hợp bị viêm phổi. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn, tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh này cao nhất vẫn tập trung chủ yếu ở trẻ em dưới năm tuổi và người lớn từ 54-64 tuổi hoặc người cao tuổi trên 85 tuổi.

Đây cũng là những đối tượng dễ bị “hạ gục” bởi vi khuẩn phế cầu do có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc viêm phổi trên nền bệnh mãn tính như: bệnh tim, gan, phổi, bệnh suy thận, ung thư, nghiện rượu, HIV,…

1.1. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi do phế cầu

Các triệu chứng thường gặp: Sốt, ho khan ban đầu sau đó ra đờm, khó thở, đau ngực khi ho.

Vi khuẩn phế cầu thường trú ngụ ở vùng mũi họng của người khỏe mạnh. Ước tính có đến gần 50% trẻ khỏe mạnh mang phế cầu khuẩn trong mũi họng, chỉ chờ khi có điều kiện thuận lợi sẽ tấn công và gây bệnh đến phổi.

Vì vậy mà các bệnh do phế cầu khuẩn, nhất là bệnh viêm phổi rất dễ bùng phát ở những đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, hay người bị mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch, mắc các bệnh mạn tính hoặc bị suy dinh dưỡng,…

Theo các chuyên gia y tế, vi khuẩn cầu khuẩn gây 2 dạng bệnh phế cầu: phế cầu xâm lấn (như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,…) để lại tỉ lệ tử vong cao cùng các di chứng nặng nề và phế cầu không xâm lấn (như viêm tai giữa, viêm xoang) có tần suất mắc cao, gây ra những ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là ảnh hưởng tới sự phát triển và sức khỏe tương lai của trẻ em.

1.2. Triệu chứng căn bệnh viêm phổi do phế cầu

Cũng tương tự các triệu chứng bệnh nhiễm vi khuẩn, virus đường hô hấp thông thường khác, khi phế cầu khuẩn tấn công và gây viêm phổi, người bệnh sẽ có những biểu hiện cấp tính như ho nhiều, đau ngực, sốt cao,…

Cách tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh là tiêm vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu ở mọi lứa tuổi

Cách tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh là tiêm vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu ở mọi lứa tuổi

Viêm phổi do phế cầu càng nguy hiểm khi xuất hiện ở trẻ nhỏ, với các triệu chứng ban đầu như trẻ bỏ bú, quấy khóc, ho nhiều, sốt cao kèm biểu hiện thở nhanh (khoảng 40-50 lần/phút) và bệnh diễn tiến nhanh chóng. Một trẻ khi mắc viêm phổi nặng có thể dẫn tới suy hô hấp, phải sử dụng máy thở và gặp nhiều nguy cơ đe dọa.

Viêm phổi do phế cầu khi xuất hiện ở người lớn thường xuất hiện các triệu chứng ho dữ dội, sốt cao, ớn lạnh, đau tức ngực, đau tai, đau đầu, cứng cổ. Một số trường hợp nặng hơn có thể gặp phải viêm phổi nặng, áp xe phổi, suy hô hấp cấp, thậm chí tử vong.

1.3. Đường lây truyền của căn bệnh viêm phổi

Đường lây truyền của vi khuẩn phế cầu gây bệnh viêm phổi chủ yếu là đường hô hấp. Cụ thể:

– Qua đường tiếp xúc trực tiếp: Người bệnh ho hoặc hắt hơi phát tán các giọt nhỏ chứa vi khuẩn ra môi trường. Người khỏe mạnh hít phải các giọt nhỏ này qua đường hô hấp có thể mắc bệnh.

– Qua tiếp xúc gián tiếp: Người bệnh ho hoặc hắt hơi làm lây vi khuẩn ra bề mặt các vật dụng xung quanh như tay nắm cửa, tay vịn,… Người khác chạm vào các bề mặt đó rồi dụi tay vào mắt, mũi, miệng có thể bị nhiễm bệnh.

– Qua đường hô hấp: Khi sống chung không gian với người bệnh viêm phổi do phế cầu, người khỏe có thể hít phải các hạt nhỏ chứa vi khuẩn trong không khí, dễ mắc bệnh.

Do đó, việc che miệng khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc gần với người bệnh là cách phòng tránh lây nhiễm tốt nhất.

Bên cạnh đó, cách tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh là tiêm vắc xin ngừa viêm phổi do phế cầu ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, vắc xin ngừa viêm phổi là cần thiết với những đối tượng trong độ tuổi nguy cơ cao hoặc sống trong môi trường có tỷ lệ người mắc viêm phổi cao.

2. Vắc xin ngăn ngừa bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn

Hiện nay, tại Việt Nam, có 2 loại vắc xin ngừa viêm phổi được sử dụng phổ biến để ngăn chặn nguy cơ mắc viêm phổi do phế cầu cho cả trẻ em và người lớn, bao gồm: vắc xin Synflorix (Bỉ), vắc xin Prevenar 13 (Mỹ). Đây đều là 2 loại vắc xin ngừa các chủng phế cầu khuẩn gây viêm phổi và các bệnh nguy hiểm khác như: nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm tai giữa, hội chứng nhiễm trùng,…

Cả 2 loại vắc xin ngừa viêm phổi do phế cầu đều đang có mặt tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI

Cả 2 loại vắc xin ngừa viêm phổi do phế cầu đều đang có mặt tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI

Cả 2 loại vắc xin viêm phổi do phế cầu này đều đang có mặt tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để phục vụ mọi khách hàng có nhu cầu chủng ngừa bệnh. Thu Cúc TCI được nhiều gia đình Việt lựa chọn và tin tưởng trong việc chủng ngừa các loại vắc xin để có sự bảo vệ toàn diện cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.

2.1. Vắc xin Synflorix

Vắc xin được nghiên cứu và sản xuất bởi tập đoàn GSK của Bỉ, hiện đã có mặt khắp các bệnh viện, cơ sở y tế và phòng tiêm chủng tại Việt Nam. Được chỉ định phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn cho đối tượng là trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến dưới 5 tuổi.

Synflorix có tác dụng ngừa 10 chủng phế cầu và các bệnh gây ra bởi 10 chủng này: 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F.

2.2. Vắc xin Prevenar 13

Vắc xin được nghiên cứu và sản xuất bởi tập đoàn Pfizer của Mỹ, đã được cấp phép sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.

Pevenar 13 phòng viêm phổi do phế cầu với độ phủ rộng hơn so với vắc xin Synflorix. Bởi vắc xin này được sử dụng ngừa bệnh cho các đối tượng là trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên đến người trưởng thành và người cao tuổi. Đồng thời, Prevenar 13 ngừa được tới 13 chủng phế cầu gây bệnh nghiêm trọng: 1,3,4,5,6A,6B,7F,9V,14,18C,19A,19F và 23F.

Như vậy, bài viết trên vừa chia sẻ đến các bạn thông tin về bệnh và vắc xin ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn. Để được tư vấn chi tiết về loại vắc xin cũng như phác đồ tiêm chủng phù hợp, liên hệ Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI ngay, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital