Thực hư chích ngừa vắc xin thủy đậu để phòng bệnh đậu mùa khỉ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Chích ngừa vắc xin thủy đậu để phòng bệnh đậu mùa khỉ có được không là vấn đề được nhiều người băn khoăn, đặt câu hỏi đến Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI. Trong nội dung bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh lý và vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ. 

1. Bệnh đậu mùa khỉ là gì? 

Bệnh đậu mùa khỉ được biết đến là 1 bệnh lý lây nhiễm với nguyên nhân chính là chủng virus cùng tên. Bệnh này có khả năng lây truyền từ động vật sang con người và cũng có thể lây truyền từ người này sang người khác. Được đặt tên là đậu mùa khỉ vì lần đầu tiên được phát hiện ở những đàn khỉ nghiên cứu vào năm 1958 và sau đó được phát hiện ở con người vào năm 1970.

chích ngừa vắc xin thủy đậu để phòng bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây nhiễm nhanh và lan ra diện rộng

Bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện ở Trung Phi và Tây Phi, những khu vực có đa dạng rừng nhiệt đới và là môi trường sống của nhiều loài động vật mang virus này. Tuy nhiên, người mắc bệnh đậu mùa khỉ cũng đã được ghi nhận ở các nước nằm ngoài khu vực Trung Phi và Tây Phi, sau khi di chuyển đến các vùng có sự lưu hành của bệnh này.

2. Những triệu chứng của bệnh bạn cần nắm rõ 

Trước khi đi sâu vào câu hỏi chích ngừa vắc xin thủy đậu để phòng bệnh đậu mùa khỉ không, bạn cần nắm rõ được những biểu hiện khi nhiễm bệnh. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm, có kế hoạch điều trị và tiêm chủng phù hợp.

Đậu mùa khỉ có các triệu chứng điển hình như sốt, đau đầu mạnh, đau cơ, đau lưng, mệt mỏi, sưng hạch và xuất hiện phát ban hoặc tổn thương da.

Phát ban thường bắt đầu sau 1 đến 3 ngày từ khi bắt đầu có sốt. Tổn thương da có thể là dạng phẳng hoặc hơi nổi, các nốt phát ban có thể chứa dung dịch trong hoặc màu vàng nhạt. Sau đó, các nốt ban sẽ khô, tạo thành vảy và cuối cùng rụng.

Số lượng tổn thương da trong trường hợp đậu mùa khỉ có thể dao động từ vài nốt đến hàng nghìn nốt. Phát ban thường tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân, đôi khi có thể xuất hiện ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt. Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự giảm dần và có thể không cần điều trị.

3. Cách lây nhiễm của bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây từ động vật sang con người thông qua tiếp xúc với các động vật chủ mang mầm bệnh như động vật gặm nhấm và động vật linh trưởng. Để giảm nguy cơ mắc bệnh từ động vật, cần tránh tiếp xúc với các động vật hoang dã, đặc biệt là động vật bị ốm hoặc đã chết. Tại các vùng có sự lưu hành của mầm bệnh, cần đảm bảo nấu chín kỹ mọi thực phẩm chứa thịt gia súc, gia cầm trước khi ăn.

Bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu do các động vật hoang dã, linh trưởng mang mầm bệnh và lây nhiễm sang con người

Bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu do các động vật hoang dã, linh trưởng mang mầm bệnh và lây nhiễm sang con người

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ lây nhiễm cho người khác trong thời gian xuất hiện các triệu chứng (thường là từ 2 tuần – 1 tháng). Các nốt ban, dịch cơ thể (như dịch, mủ hoặc máu) và vảy có thể gây nhiễm bệnh cho người khác thông qua tiếp xúc không an toàn.

Các vật dụng cá nhân như quần áo, ga gối, khăn mặt và dụng cụ ăn uống nhiễm virus thông qua tiếp xúc với người bệnh cũng có thể gây lây lan bệnh cho người khác.

Ngoài ra, virus đậu mùa khỉ cũng có thể lây qua nước bọt và từ người mang thai sang thai nhi hoặc từ mẹ mắc bệnh sang con qua tiếp xúc trực tiếp da với da. Quá trình truyền bệnh diễn ra cả trong hành trình mang thai và sau khi sinh nở.

4. Bệnh đậu mùa khỉ có vắc xin phòng ngừa chưa? 

Hiện nay, có một số loại vắc xin đậu mùa khỉ đã được phát triển và mang lại mức độ bảo vệ nhất định cho bệnh này. Trong số đó, có một loại vắc xin mới hơn được gọi là MVA-BN (hay còn được biết đến với các tên gọi khác như Imvamune, Imvanex hoặc Jynneos), đã được phê duyệt vào năm 2019 để sử dụng trong việc phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, việc tiêm chủng chỉ diễn ra nhỏ lẻ tại các vùng, quốc gia có dịch bệnh hoành hành.

Các Tổ chức Y tế Thế giới đang cố gắng tìm cách để đưa vắc xin đậu mùa khỉ phổ biến rộng rãi hơn ở các quốc gia, đặc biệt là vùng có nguy cơ cao lây nhiễm.

Ở Việt Nam hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ chính thức được Bộ Y tế cấp phép mà tiêm chủng rộng rãi. Vì thế nhiều người băn khoăn chích ngừa thủy đậu để phòng bệnh đậu mùa khỉ có được không? Cùng Thu Cúc TCI tìm câu trả lời ngay trong phần tiếp theo của bài viết này.

5. Chích ngừa vacxin thủy đậu để phòng bệnh đậu mùa khỉ có được không?

Mặc dù vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ đã cho thấy hiệu quả trong việc bảo vệ người dân khỏi bệnh đậu mùa khỉ tại các nước đã triển khai tiêm chủng. Nhưng hiện tại, ở Việt Nam vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ, do đó, người dân vẫn nên tuân thủ đầy đủ 6 biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Ngoài việc phòng bệnh đậu mùa khỉ, người dân cũng cần chú ý tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm được khuyến cáo, như vắc xin phòng các bệnh: cảm cúm, bệnh do phế cầu khuẩn gây ra, ho gà – bạch hầu – uốn ván, thủy đậu, viêm gan A, viêm gan B,…

Chích ngừa vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, cúm, ho gà, bạch hầu, uốn ván,... sẽ giúp bạn dễ phân biệt triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ với các bệnh đã được tiêm phòng

Chích ngừa vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, cúm, ho gà, bạch hầu, uốn ván,… sẽ giúp bạn dễ phân biệt triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ với các bệnh đã được tiêm phòng

Trong số đó, vắc xin phòng thủy đậu rất quan trọng trong bối cảnh hiện tại. Vì người dân khó phân biệt giữa đậu mùa khỉ, thủy đậu và đậu mùa với biểu hiện chung là bóng nước trên da. Sự nhầm lẫn triệu chứng giữa các bệnh này có thể gây chậm trễ trong chẩn đoán, điều trị, tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, vắc xin thủy đậu không thay thế được vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ. Việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh thủy đậu chỉ là biện pháp an toàn ngăn ngừa bệnh thủy đậu tấn công cơ thể của bạn và là cách để phân biệt các dấu hiệu bệnh tương tự với bệnh đậu mùa khỉ.

Tiêm chủng đầy đủ không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ bản thân, mà còn bảo vệ những người có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người mắc bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch tự thân.

6. Đối tượng dễ mắc bệnh cần đề phòng cao 

Bệnh đậu mùa khỉ rất dễ lây lan từ động vật sang người và từ người sang người. Nhóm người tiếp xúc gần với người bị triệu chứng đậu mùa khỉ hoặc với động vật nhiễm bệnh đều có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Hiện nay Việt Nam cũng chưa có vắc xin được cấp phép chính thức, vì thế sẽ gây nhiều khó khăn trong việc phòng bệnh của đại đa số người dân.

Ngay cả khi đã tiêm vaccine đậu mùa và có mức độ bảo vệ nhất định đối với bệnh đậu mùa khỉ, những người này vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, trẻ sơ sinh, trẻ em và những người có hệ miễn dịch bị suy yếu do bệnh lý nền có nguy cơ bị nhiễm virus và biểu hiện nghiêm trọng hơn so với người bình thường.

Chích ngừa vacxin thủy đậu để phòng bệnh đậu mùa khỉ được không đã được bài viết giải thích chi tiết cho bạn đọc. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có những kiến thức nhất định về bệnh lý và cách để phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân, gia đình. Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc, hãy để lại thông tin của bạn để Thu Cúc TCI hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital