Cùng giống như sinh thường, thực đơn cho người sinh mổ cần phải đảm bảo các yếu tố cơ bản như ngon miệng, bổ dưỡng, đẹp mắt và nhanh gọi sữa về. Vậy thực đơn cho người sinh mổ cần những gì? Hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây của chúng tôi để xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học.
Menu xem nhanh:
Thực đơn cho người sinh mổ
Các bác sĩ khuyến cáo rằng trong vòng 6 giờ sau khi sinh, mẹ bầu không nên ăn gì để tránh tình trạng bị táo bón, đầy hơi và không gây ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của cơ thể sau sinh.
Sau sinh mổ khoảng 1-2 ngày, mẹ bầu nên ăn những thực phẩm dễ tiêu, tránh những món ăn nhiều dầu mỡ, gia vị. Trong 3-4 ngày tiếp theo các mẹ không nên ăn quá no, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến dạ dày. Sau 1 tuần, các mẹ có thể ăn uống lại bình thường, bổ sung thêm nhiều thực phẩm lợi sữa, thịt cá để có nhiều sữa cho con bú.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần phải hạn chế các thực phẩm tanh như cá, ốc… bởi chúng có thể làm cho vết thương lâu lành hơn. Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ cũng là những món ăn mẹ bầu cần phải kiêng vì sau khi sinh mổ hoạt động của dạ dày và ruột hoạt động kém.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần phải cẩn trọng khi sử dụng các loại thực phẩm như bắp cải, dưa hấu, cải trắng,… để tránh ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Những loại đồ uống như rượu, trà, cà phê hay các loại gia vị đậm mùi như cari, hành, tỏi cũng là những món các mẹ không nên ăn nếu không muốn ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Những món ăn tốt cho mẹ bầu sau sinh mổ
Cũng như các mẹ sinh thường, những món ăn cho mẹ sinh mổ cần phải đảm bảo ngon miệng, chế biến đa dạng, hấp dẫn và có thể gọi sữa về. Các mẹ bầu có thể tham khảo thực đơn 7 ngày sau
Thứ 2
Sáng: thịt thăn rim nghệ tôm, thịt viên nấu đu đủ xanh, củ cải trắng luộc, cơm trắng, chuối
Trưa: Trứng gà luộc, bắp cải luộc, chà bông heo, thịt viên nấu bầu băm, cơm trắng
Tối : Thịt bò xào mướp, rau ngót nấu thịt bắm, thịt kho củ cải, cơm gạo lứt
Thứ ba
Sáng: Tôm đồng kho, trứng gà ta luộc, mướp nấu gạch tôm, cơm trắng, cam
Trưa: Gà kho gừng, bầu băm nấu mọc, rau lang luộc, cơm trắng
Tối: Khổ qua nhồi thịt, móng giò hầm đu đủ, cá thu chiên, cơm gạo lứt
Thứ tư
Sáng: Thịt heo kho nghệ, canh rau ngót nấu thịt băm, rau bí xào thịt bò, cơm trắng, thanh long đỏ
Trưa: Thịt heo luộc, đậu que luộc, canh mùng tơi nấu tôm khô, cơm trắng
Tối: Chả lá lốt chiên, trứng gà luộc, chà bông gà, bí luộc, cơm gạo lứt
Thứ năm
Sáng: Tràng trứng gà non xào lặc lè, sườn rim, bầu luộc, cơm trắng, dưa hấu
Trưa: Gà kho gừng lá chanh, khoai tây xào, canh cà chua nấu thịt băm, cơm trắng
Tối: Bò tơ xào, rau bí xào tỏi, chân giò hầm đu đủ, cơm gạo lứt
Thứ sáu
Sáng: Tép kho, thịt bò xào giá, lặc lè luộc, cơm trắng, táo
Trưa: Nem rán, khổ qua xào trứng, bông cải xào thịt bò, cơm trắng
Tối: Thịt viên sốt cà chua, chà bông cá hồi, cải ngồng luộc, rau ngót nấu thịt băm, cơm gạo lứt.
Thứ bảy:
Sáng: chim bồ câu quay, rau bí xào tỏi, nước canh rau muống luộc, cơm trắng, sữa chua
Trưa: Cá thu kho, rau cải xào thịt, canh rau ngót, cơm trắng
Tối: Cá hồi áp chảo, rau củ nướng, súp bí đỏ
Chủ nhật
Sáng: Sườn bò nướng, bánh mì, sữa tươi
Trưa: Mỳ ý sốt bò bằm, quýt
Tối: Tôm hùm sốt phô mai, khoai tây nướng
Thực đơn cho mẹ bầu sau sinh mổ tuy không còn phải kiêng khem quá nhiều thứ như ngày xưa nhưng cũng có những lưu ý nhất định mẹ bầu cần phải nhớ để đảm bảo cho vết thương chóng lành và có nhiều sữa cho con bú. Bên cạnh đó, trong thực đơn cho người sinh mổ mẹ bầu có thể bổ sung thêm các loại trái cây trong khẩu phần ăn mỗi ngày để giúp vừa giảm cân, đẹp da mà lại dồi dào sữa.
Trên đây là gợi ý về thực đơn cho người sinh mổ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ có thể giúp các mẹ bầu có những bữa ăn ngon miệng đủ chất giúp cơ thể chóng lành và nhiều sữa cho con bú.