Thừa sắt có nguy hiểm không? quá trình tạo máu, thiếu sắt cơ thể

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Sắt rất cần thiết cho quá trình tạo máu, thiếu sắt cơ thể có thể gặp nhiều vấn đề nguy hiểm tuy nhiên thừa sắt có gây nguy hiểm không là vấn đề nhiều người còn mơ hồ băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể những thông tin này.

1. Thiếu sắt có nguy hiểm không?

Nguy cơ ung thư gan: Gan thường lưu trữ chất sắt dư thừa trong cơ thể, khi sắt quá nhiều sẽ tạo áp lực lớn, có thể dẫn đến ung thư hoặc xơ gan.

Bệnh tim mạch: Chất sắt dư thừa cản trở quá trình dẫn điện của tim, dẫn đến suy tim hoặc loạn nhịp tim. Chức năng của tim là bơm máu đi khắp cơ thể. Dư thừa chất sắt gây trở ngại cho việc bơm máu và làm gián đoạn sự lưu thông máu. Sưng chân và khó thở là những triệu chứng của suy tim.

Thay đổi da: Khi lượng chất sắt dư thừa trong cơ thể di chuyển từ máu vào các mô cơ thể, nó đọng lại trong các tế bào da. Chính vì thế, làn da trở nên hơi xám và bạc màu. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 90% phụ nữ có lượng chất sắt dư thừa đã thay đổi màu da. Sắc tố da thay đổi cũng khiến da nhạy cảm hơn với các tia cực tím có hại.

Tiểu đường: Nguyên nhân là lượng chất sắt dư thừa tích tụ trong tuyến tụy và gây rối tiến trình sản xuất insulin, khiến lượng đường trong máu tăng.

Thừa sắt có thể gây nên bệnh lý xương khớp

Thừa sắt có thể gây nên bệnh lý xương khớp

Viêm khớp: Chất sắt dư thừa tích tụ trong các khớp xương có thể dẫn đến tổn hại các mô, dẫn tới viêm khớp. Tổn thương mô khiến xương không có lớp gì bao phủ bên ngoài, làm cho chúng cọ xát vào nhau gây đau. Những tổn hại do lượng sắt dư thừa trong máu gây ra cũng ngăn cản cơ thể sửa chữa các mô.

Tổn hại buồng trứng: Nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng lượng chất sắt dư thừa trong máu của phụ nữ có thể làm hỏng buồng trứng. Ở một số phụ nữ, những biểu hiện của buồng trứng có vấn đề là chu kỳ kinh nguyệt không đều và không rụng trứng. Ở thiếu nữ, tuổi dậy thì cũng có thể bị trì hoãn vì lý do tương tự.

Kích thích vi khuẩn sinh sôi: Chất sắt vận chuyển khí oxy cho khắp cơ thể và do đó là tác nhân vận chuyển khí oxy chính. Lượng sắt dư thừa khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở với số lượng lớn.

Các bệnh hệ thần kinh: Bệnh Parkinson (bệnh liệt rung), ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý), bệnh Alzheimer, các hành vi bất thường như hành vi chống xã hội hoặc bạo lực là kết quả của lượng chất sắt dư thừa trong máu gây ra. Mệt mỏi, căng thẳng, giận dữ, sợ hãi, thái độ chống đối là những cảm xúc tiêu cực mà một người cảm thấy khi họ có lượng chất sắt dư thừa trong máu.

2. Lượng sắt thế nào là đủ?

Cần bổ sung lượng sắt đúng cách theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Cần bổ sung lượng sắt đúng cách theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Lượng sắt khuyến cáo trong 1 ngày đối với phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi là 18mg/ngày; phụ nữ mang thai là 27mg/ngày, và trong thời kỳ cho con bú là 10mg/ngày. Đối với người trưởng thành ngoài những trường hợp trên là 8mg/ngày. Lượng tăng cho phép đối với chế độ ăn kiêng với sắt là 45mg/ngày để tránh bị thừa sắt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital